- Chuyên đề:
- Tăng cường thính lực
Suy giảm thính lực khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt
Dùng TPCN cải thiện suy giảm thính lực, lãng tai, nghe khó tuổi 50?
7 nguyên nhân không ngờ khiến bạn bị lãng tai khi còn trẻ
Tiếng ồn đô thị và nguy cơ suy giảm thính lực
6 nguyên nhân kỳ lạ gây suy giảm thính lực
Có nhiều nguyên nhân gây suy giảm thính lực như: Tai nạn, bệnh tật, tuổi tác, lối sống, sử dụng thuốc,.... Suy giảm thính lực có thể khiến cuộc sống của người bệnh thay đổi rất nhiều.
65% tình trạng suy giảm thính lực xảy ra ở người dưới 65 tuổi
Nhiều người nghĩ rằng, suy giảm thính lực phổ biến ở người già, nhưng theo tiến sỹ Craig Kasper, Giám đốc New York Hearing Doctors ở thành phố New York (Mỹ) thì 65% trường hợp bị suy giảm thính lực xảy ra ở những người từ 65 tuổi trở xuống. Nguyên nhân khiến tỷ lệ lớn người trẻ và trung tuổi bị giảm thính lực là do việc lạm dụng tai nghe và các thiết bị âm thanh.
Càng ngày càng có nhiều người dưới 65 tuổi bị suy giảm thính lực
Suy giảm thính lực thường xảy ra từ từ
Tình trạng giảm thính lực hiếm khi xảy ra đột ngột. Thông thường, suy giảm thính lực xảy ra một cách từ từ và chúng ta ít nhận ra cho đến khi các dấu hiệu trở nên quá rõ ràng.
Ban đầu, bạn có thể nghe những gì người khác nói, nhưng lại không hiểu họ đang nói gì, đặc biệt là ở nơi ồn ào. Ù tai hoặc thường xuyên nghe thấy tiếng động lạ trong tai có thể là những dấu hiệu đầu tiên của suy giảm thính lực.
Năm 2009, blogger có tên là Diane T bắt đầu bị mất thính lực ở tai phải do mắc bệnh Meniere (một chứng rối loạn tai trong). Cô đã viết về những trải nghiệm của mình với căn bệnh Meniere và tình trạng mất thính lực trong blog Catastrophe. Theo cô, mất thính giác thật sự rất đáng sợ.
“Sợ hãi và lo lắng đã trở thành bạn đồng hành của tôi khi tôi không thể nghe được” Diane chia sẻ với tờ Medical Daily. “Tôi phải ngồi gần mọi người để nghe rõ hơn. Tôi bắt đầu đổ lỗi cho tiếng ồn xung quanh khi mình không thể nghe rõ được. Nó cũng khiến tôi không thể hoàn thành tốt công việc”.
Meniere là một rối loạn của tai trong gây ra chóng mặt, kèm theo đó là giảm thính lực dao động tăng dần, cuối cùng có thể dẫn đến điếc. Trong trường hợp của Diane, căn bệnh này làm tổn hại đáng kể đến khả năng nghe. Bác sĩ cảnh báo rằng, cô có thể bị điếc hoàn toàn trong tương lai.
“Tôi đã tự nhủ với bản thân nhiều lần rằng, tôi có thể đối mặt với tình trạng điếc hoàn toàn, nhưng đó chỉ là những lời tự lừa dối bản thân”.
Khi khả năng nghe ngày càng kém đi, Diane đã bỏ lỡ nhiều âm thanh của cuộc sống như: Tiếng chim hót hay tiếng bấm chuông của người đưa thư,…. Cô cảm giác như mình bị tách biệt hoàn toàn với thế giới xung quanh. Đó là thời điểm khó khăn với Diane.
Nghe kém khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt
Tuy nhiên, Diane không phải là trường hợp duy nhất đang phải gánh chịu những ảnh hưởng gây ra bởi tình trạng suy giảm thính lực. Có nhiều người cũng đang phải trải qua tình trạng này.
Katherine Bouton, cựu biên tập viên tờ New York Times, người đã viết Shouting Won’t Help; Why I And 50 Million Other Americans Can't Hear You – đây là cuốn hồi ký của cô kể về những trải nghiệm khi bị mất thính lực và cách đối phó với tình trạng này như thế nào: "Nghe cũng đơn giản giống như việc thở. Nhưng khi bị mất thính lực thì những việc đó không còn dễ dàng nữa”, Katherine Bouton cho biết.
Cuộc sống sau khi mất thính lực không dễ dàng
Những người mất thính lực thường bị kỳ thị nhiều hơn so với những người có khiếm khuyết khác. Ví dụ như suy giảm thị lực ít có tác động đến cuộc sống hơn vì người bệnh chỉ cần đeo kính hoặc đeo kính áp tròng để cải thiện thị lực. Nó khác với người bị suy giảm thính lực.
Nhiều người bị giảm thính lực nghĩ rằng, máy trợ thính là thiết bị cồng kềnh và chỉ được những người già sử dụng. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, người trẻ có thể lựa chọn các thiết bị trợ thính cực nhỏ được gắn trong tai.
Khoảng 95% trường hợp có thể cải thiện thính lực bằng thiết bị trợ thính. Tuy nhiên, sử dụng máy trợ thính chỉ là một phần của quá trình phục hồi khả năng nghe.
Theo tiến sỹ Ed Bravo – Chủ tịch Trung tâm Audio Help Hearing ở New York (Mỹ): “Chúng tôi xem các loại máy trợ thính như một trong số những công cụ để cải thiện khó khăn khi giao tiếp của người bị giảm thính lực”. Sở dĩ như vậy vì không chỉ dùng máy trợ thính mà người bị giảm thính lực còn phải học những kỹ năng sống mới khi bị điếc tai, nghe kém.
Thiết bị trợ thính có thể giúp cải thiện thính lực
“Tôi thấy mình phải quan sát mọi thứ xung quanh nhiều hơn. Bằng cách đó, tôi có thể tiến lại gần hơn nếu họ định nói. Với khoảng cách như vậy, ngay cả khi bỏ lỡ một hai từ mà họ nói thì tôi vẫn có thể hiểu họ đang nói gì”, Diane giải thích.
Ngoài nỗ lực điều chỉnh hành vi bản thân của người bệnh thì não bộ của chúng ta cũng sẽ có những thay đổi để thích nghi với việc tai không nghe được.
Mọi người có lẽ đều quen thuộc với những câu chuyện giác quan siêu phàm ở người bị suy giảm giác quan, chẳng hạn như thính giác siêu phàm của siêu anh hùng mù “Daredevil”. Đó đều là những câu chuyện có thật. Trên thực tế, việc phát triển các giác quan còn lại khi bị mất thính lực là một hiện tượng phổ biến, nhưng nó ở mức độ thấp hơn.
Một nghiên cứu gần đây của Đại học Colorado phát hiện ra rằng, các giác quan khác phát triển không chỉ tồn tại ở những người bị suy giảm thính lực nặng mà nó cũng có thể xuất hiện cả ở những người bị suy giảm thính lực nhẹ.
Sở dĩ người bị giảm thính lực có thể có “siêu năng lực” là do não đã thích nghi với việc mất thính lực bằng cách tự thiết kế lại để phát triển tầm nhìn hoặc các giác quan khác.
Các nhà khoa học cũng phát hiện, khi những khu vực của não chịu trách nhiệm xử lý âm thanh nhận được ít hoặc không nhận được do suy giảm thị lực thì các khu vực khác của não có thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này. Vì vậy, mất thính lực có thể điều trị được, và tất nhiên cũng phòng tránh được.
Để phòng ngừa nguy cơ mất thính lực, bạn nên tìm kiếm lời khuyên của chuyên gia nếu khả năng nghe của mình bị thay đổi. Sự thay đổi này có thể gồm các việc như: Không thể theo dõi các cuộc hội thoại, phải bật âm lượng ti vi to hơn bình thường hoặc bạn thường xuyên yêu cầu người khác nhắc lại điều họ nói. Sự thay đổi thính lực thường khó nhận thấy do nó tiến triển dần dần, vì vậy, tốt nhất bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy giảm thính lực nhờ sản phẩm thảo dược
Để điếc tai, suy giảm thính lực sớm được cải thiện, bạn cần chú ý tránh tiếp xúc với tiếng ồn lớn, sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, cẩn trọng khi mắc các bệnh có thể gây điếc tai như cảm cúm, cảm lạnh, quai bị,….
Cối xay là thảo dược thường được sử dụng để cải thiện các vấn đề về tai
Đặc biệt, các chuyên gia y tế khuyến cáo, nếu bạn đang phải làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn hoặc người cao tuổi, người bị ù tai, nghe kém…. thì cần tự bảo vệ thính lực, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị điếc tai bằng cách sử dụng sản phẩm có thành phần chính từ thảo dược thiên nhiên. Tiêu biểu như thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ cây cối xay.
Cây cối xay là một vị thảo dược được dân gian sử dụng trong nhiều năm qua giúp cải thiện ù tai, điếc tai, giảm thính lực cũng như nhiều vấn đề về tai khác. Khi cối xay được kết hợp cùng các vị thuốc quý khác như đan sâm, thục địa, cốt toái bổ,… sẽ tạo nên bài thuốc có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu tới tai, cung cấp oxy cho thần kinh tai, từ đó hỗ trợ điều trị điếc tai, nghe kém, suy giảm thính lực một cách an toàn, hiệu quả.
Suy giảm thính lực tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn tới tâm lý, sức khỏe của người mắc. Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng suy giảm thính lực, hãy thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt điều độ và kết hợp sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ cây cối xay mối ngày, bạn nhé!
TPCN Kim Thính có thành phần gồm: cao cối xay, cao vảy ốc, cao bổ cốt toái, cao câu kỷ tử, cao đan sâm, cao thục địa… sản phẩm có công dụng: Tăng cường sức khỏe thính giác, tăng cường thính lực cho đôi tai; Hỗ trợ giảm các triệu chứng ù tai và suy giảm thính lực; Phòng ngừa suy giảm thính lực ở các đối tượng có nguy cơ cao như người cao tuổi, đối tượng tiếp xúc nhiều với tiếng ồn (nghe nhạc, nghe đài, tivi…), giúp duy trì thính lực; Tăng cường sức khỏe cho đôi tai trong hỗ trợ điều trị, phòng ngừa các bệnh về tai và suy giảm thính giác.
Đối tượng sử dụng TPCN Kim Thính là người bị suy giảm thính lực như ù tai, người cao tuổi, người làm việc trong môi trường có tiếng ồn liên tục; đối tượng bị suy giảm thính lực sau khi điều trị bệnh về tai hoặc các bệnh dẫn đến giảm thính lực. Nên uống sản phẩm trước bữa ăn 30 phút, sử dụng liên tục từ 3-6 tháng để có kết quả tốt.
XNQC: 1084/2015/ XNQC-ATTP
*sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn