Làm thế nào để phòng ngừa biến chứng đái tháo đường?

Chăm sóc đôi chân thường xuyên giúp ngăn ngừa nguy cơ cắt cụt chân do biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường

Đường huyết trước ăn 130 - 140mg/dL đã mắc đái tháo đường chưa?

Chế độ ăn uống đúng cách cho người bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường type 2 "sờ gáy" những cơ quan nào?

Đái tháo đường - Thủ phạm giết chết chuyện "ái ân"

Chào bạn,
Đúng là bệnh đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và cắt cụt chi là một trong số những biến chứng như vậy. Nguyên nhân là do đường máu tăng cao có thể kéo theo các rối loạn chuyển hóa mỡ, đạm sinh ra nhiều rác thải. Những rác thải này không được dọn dẹp là nguồn gốc gây viêm lòng mạch, kích hoạt quá trình stress oxy hóa tế bào, đồng thời đường máu cao, độ nhớt tăng nên làm giảm sự lưu thông của dòng máu. Đây cũng là môi trường dinh dưỡng thuận lợi kích thích hệ vi khuẩn sinh sôi phát triển nên rất dễ dẫn dến nhiễm trùng, làm chậm lành các vết thương. 
Một biến chứng khác mà người bệnh đái tháo đường cũng có thể gặp phải là tổn thương thần kinh ngoại biên, ban đầu có thể chỉ là những cảm giác tê bì, châm chích, đến lúc nào đó người bệnh có thể giảm cảm nhận đau đớn, nóng hay lạnh. Chính vì sự phức tạp trong quá trình phát sinh, nên việc phòng ngừa biến chứng đái tháo đường luôn là ưu tiên hàng đầu nếu muốn điều trị bệnh hiệu quả.
Cơ chế là vậy nhưng không có nghĩa là cứ bị bệnh thì sẽ gặp phải biến chứng, do đó bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa, sống khỏe mạnh nếu biết cách chăm sóc bản thân đúng cách. Trước mắt để làm được điều này, bạn phải kiểm soát và ổn định được chỉ số đường huyết thông qua chế độ ăn khoa học. Bạn nên biết cân đối trong bữa ăn hàng ngày, sao cho vẫn cân bằng các thành phần dinh dưỡng. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ để lên kế hoạch cụ thể.
Thứ hai là vận động. Vận động ở đây không có nghĩa là bạn phải chạy bộ, tập ở cường độ cao để giảm cân. Nếu bạn không thừa cân đi chăng nữa thì việc tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp… rất có ích do quá trình này giúp làm giảm tình trạng đề kháng insulin. Nhưng nếu bạn gặp phải biến chứng đau ở chân, hoặc mắc kèm bệnh xương khớp thì thay vì đi bộ bạn nên đi xe đạp để hạn chế tổn thương nặng hơn. Dĩ nhiên việc dùng thuốc cũng cần được tuân thủ đều đặn theo lời khuyên của bác sỹ và bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 tháng/lần.
Tại Việt Nam, có nhiều dược liệu cũng mang lại khả năng ổn định đường huyết tự nhiên và bền vững, giúp phục hồi tuyến tụy, đồng thời còn là nguồn chống oxy hóa giúp dọn dẹp nguồn rác thải, chống stress oxy hóa như Nhàu, Hoài sơn,… Trong khi đó, ở các nước tiên tiến trên thế giới, ví dụ như Châu Âu ở những thập niên 80 họ đã đưa Alpha lipoic acid (ALA) để điều trị biến chứng thần kinh đái tháo đường. Bởi vì ALA là một chất chống oxy hóa có khả năng thấm rất tốt vào mô mỡ, mô thần kinh, đồng thời ALA còn giúp tăng nhận glucose vào tế bào, làm giảm tình trạng đề kháng insulin. Hiện nay, ALA và những dược liệu như Nhàu, Hoài sơn đã được phối hợp trong sản phẩm thực phẩm chức năng chuyên biệt giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng đái tháo đường. Bạn có thể cân nhắc sử dụng sản phẩm cùng thuốc điều trị để biến chứng đái tháo đường chẳng còn là nỗi lo.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
DS. Lê Giang


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị