Giảm thiểu biến chứng đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường gây ra biến chứng toàn diện trên cơ thể người bệnh

Đái tháo đường type 2, cẩn thận kẻo mù lòa!

Người bệnh đái tháo đường có được ăn bánh chưng?

Phòng bệnh đái tháo đường "chạy" trong gia đình

Người bệnh đái tháo đường có nên ăn cà chua?

Biến chứng đái tháo đường  - Mối nguy hiểm với bệnh nhân

Theo Hội Nội tiết và ĐTĐ Việt Nam, biến chứng của ĐTĐ là những tổn thương xuất hiện tại hầu hết các cơ quan trong cơ thể như tim, mắt, thận, não, thần kinh… Những tổn thương này khó hồi phục và nguyên nhân tử vong chính ở người bệnh chứ không phải tình trạng đường huyết.

Biến chứng của bệnh ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 thường xuất hiện âm thầm, hầu như không có triệu chứng nhận biết nên nhiều người bệnh chủ quan, để biến chứng nặng mới đi khám chữa, do đó, việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Và chính sự âm thầm này là cũng một yếu tố tạo nên sự nguy hiểm của biến chứng ĐTĐ.

Thực tế Việt Nam hiện nay, khoảng một nửa số bệnh nhân ĐTĐ type 2 phát hiện ra bệnh khi đã có biến chứng. Một số bệnh nhân khác thì phát hiện ra bệnh khi vô tình đi khám và xét nghiệm máu. Theo thống kê, hiện nay có khoảng 33% các ca chạy thận nhân tạo và 50% các ca cắt cụt chi là do biến chứng đái tháo đường. ĐTĐ còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mù lòa trong số người lớn từ 20 - 74 tuổi và tổn thương thần kinh xuất hiện ở khoảng 50% số bệnh nhân ĐTĐ trong quá trình phát triển của bệnh.

Thế nhưng, khá nhiều bệnh nhân không thực sự quan tâm đến bệnh. Nhiều người sau khi nghe tư vấn của bác sỹ thì quên mất hoặc nghĩ là không cần thiết nên không hề biết biến chứng đã xuất hiện. Hay nhiều bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi có triệu chứng tăng mỡ máu, tê bì nóng rát tay chân, thị lực suy giảm… nhưng lại cho rằng đó là bệnh của tuổi già. Nên đến khi biết thì đã biến chứng vào tim, phải tháo khớp tay chân, mù vĩnh viễn… Nhưng cũng không ít bệnh nhân lại nghĩ về biến chứng một cách bi quan, rằng biến chứng sẽ khiến họ phải đau đớn, nằm liệt giường… Chính những điều này lại khiến cho người bệnh không còn tâm trí để chữa trị, không hiểu và thực hiện đúng những tư vấn của bác sỹ. Do đó, điều quan trọng trong phòng và điều trị ĐTĐ là làm cho người bệnh hiểu và thực sự quan tâm đến sức khỏe của mình.

Thay đổi quan điểm trong việc phòng ngừa biến chứng đái tháo đường

Hiện nay, Dự án quốc gia về phòng chống bệnh ĐTĐ của Việt Nam đã xây dựng rất nhiều chương trình, khóa đào tạo cũng như phát hành các cẩm nang dành cho người bệnh ĐTĐ, trong đó có đầy đủ kiến thức để phòng ngừa và phát hiện sớm các biến chứng. Tuy nhiên, tất cả những điều đó chỉ thực sự phát huy tác dụng khi người bệnh quan tâm đến sức khỏe của mình. Khi người bệnh đã nhận thức được sự nguy hiểm của biến chứng thì họ sẽ chủ động tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc cơ bản: Kiểm soát tốt đường huyết, phòng ngừa biến chứng ngay khi phát hiện ra bệnh cũng như điều trị sớm biến chứng nếu có.

Tuy nhiên, các chuyên gia nội tiết cũng khuyên rằng, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn, giảm cân, chế độ tập luyện cùng với các thuốc đặc trị để giảm biến chứng, người bệnh có thể kết hợp sử dụng những loại thực phẩm chức năng chuyên biệt cho biến chứng ĐTĐ để hỗ trợ điều trị, giúp làm giảm thiểu nguy cơ biến chứng của bệnh. Với lợi thế ổn định đường huyết một cách tự nhiên và bền vững của  dược liệu Hoài sơn, Mạch môn; Bảo vệ vi mạch của Nhàu, Câu kỳ tử. Đặc biệt là vai trò bảo vệ lớp nội mạc (lót trong mạch máu) của Alpha-lipoic acid - một chất chống oxy hóa mạnh có khả năng làm giảm và ngăn ngừa các tổn thương oxy hóa ở bệnh nhân ĐTĐ. Một nghiên cứu mới đây cho thấy Alpha-lipoic acid có nhiều đặc điểm về tác dụng giống insulin (tốt cho ĐTĐ type 1). Một nghiên cứu khác chứng minh chất này giúp cải thiện sự nhạy cảm của cơ thể với insulin (tốt cho ĐTĐ type 2).

Khánh Hạ H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết