Cần phải tính toán để giới thiệu cho bệnh nhân những dịch vụ y tế phù hợp, tránh lãng phí
Bộ Y tế và Hội Nông dân “bắt tay” chăm sóc sức khỏe cộng đồng
9 cách "lên đời" sức khỏe tinh thần
Soi gương mỗi ngày để nắm rõ sức khỏe
Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân
Tuần trước, ông Bruce Keogh - Người đứng đầu của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho hay, một "khoản đáng kể" chi cho y tế tại các nước phương Tây hiện đang vô cùng lãng phí, kém hiệu quả và không cần thiết.
Ông ước tính khoảng 10 - 15% việc điều trị bệnh và phẫu thuật không có lợi ích hoặc rất ít lợi ích cho bệnh nhân. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, việc điều trị còn gây nguy hiểm tới người bệnh. Bên cạnh đó, một nghiên cứu được thực hiện tại Hoa Kỳ cho thấy rằng: 30 - 40% việc chăm sóc sức khỏe là không cần thiết.
Theo phân tích về các khoản chi y tế ở Canada, ông Bruce Keogh cho hay: "Có lẽ, chúng ta đã lãng phí khoảng từ 32 - 86 tỷ USD mỗi năm để chi trả cho việc chăm sóc sức khỏe bằng y tế".
Một số hoạt động chăm sóc sức khỏe bằng y tế gây lãng phí nhất mà mang lại hiệu quả không cao theo Sir Bruce Keogh là: Phương pháp điều trị đục thủy tinh thể, thoát vị đĩa đệm, cắt amidan; Xét nghiệm máu, kiểm soát bệnh ung thư; Kê đơn những thương hiệu thuốc đắt đỏ...
Trong khi đó, có quá nhiều bệnh nhân có các bệnh liên quan tới tuổi già vẫn chết trong bệnh viện, chứ không phải ở nhà tế bần hoặc chăm sóc giảm nhẹ ở nhà. Bên cạnh đó, cứ 20 ca nhập viện thì lại có 1 ca bệnh nhẹ, không cần phải đi bệnh viện và gây lãng phí tiền bạc.
Lấy ví dụ về bệnh nhân thoát vị, khoảng một nửa trong số họ phản ánh rằng sau khi phẫu thuật, tình trạng bệnh tật, đau đớn của họ vẫn không hề thuyên giảm. Trong khi đó, đối với bệnh lạc nội mạc tử cung, cắt bỏ tử cung không phải cách để điều trị. Lạc nội mạc tử cung là bệnh có tỷ lệ mắc khá cao ở phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ, bệnh này khiến cho phụ nữ phải chịu đựng những cơn đau hành hạ mà còn gây khó khăn cho những người đang mong chờ có thai. Cơ chế gây bệnh hiện chưa được tìm ra, phương pháp điều trị cũng không đặc hiệu và ngay cả phẫu thuật cắt bỏ u lạc nội mạc tử cung thì tỷ lệ tái phát rất cao (trừ khi cắt toàn bộ 2 buồng trứng)...
Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân được yêu cầu thực hiện những can thiệp y tế không cần thiết. Điển hình là việc tỷ lệ đẻ mổ ngày càng tăng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói đây là khuynh hướng trên toàn cầu và có nhiều lý do khác nhau khiến các bà mẹ không muốn sinh con theo cách tự nhiên. Tuy nhiên, không loại trừ nguyên nhân bác sỹ chuộng mổ đẻ. Đối với nhiều bác sỹ, mổ đẻ được xem là một giải pháp an toàn, giúp họ tránh những rắc rối có thể xảy ra. Có những tai biến chỉ xuất hiện khi chuyển dạ như sa dây rốn, tim thai yếu, thuyên tắc ối. Vì vậy, việc sinh đẻ tự nhiên có nguy cơ gây bất lợi cho nhân viên y tế nếu việc tư vấn và theo dõi sản phụ chưa được thực hiện sát sao. Nhưng thực tế là, ngoài những trường hợp bắt buộc phải mổ đẻ thì việc đẻ thường vẫn có nhiều lợi ích cho cả thai phụ lẫn trẻ sơ sinh hơn, điều đó cũng góp phần giảm các chi phí: Gây tê, phẫu thuật, phục hồi...
Bình luận của bạn