Dùng thực phẩm chức năng nào khi bạn thấy mệt mỏi, kiệt sức?
8 lý do bạn luôn cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi ngủ đủ giấc
Mất cân bằng 4 hormone này khiến bạn luôn mệt mỏi, uể oải
6 loại trà thảo dược giúp giảm căng thẳng, lo lắng
Danh sách 10 loại thực phẩm làm tăng năng lượng, đánh bay mệt mỏi
Một giấc ngủ ngon và dành thời gian để thư giãn có thể giúp giảm mệt mỏi hiệu quả. Nếu sự mệt mỏi kéo dài và ảnh hưởng đến tâm trạng và chất lượng cuộc sống, bạn nên đi khám ngay. Nhưng nếu mệt mỏi chỉ diễn ra chốc lát và không thường xuyên, cũng không phải do chất lượng giấc ngủ kém, thì có thể là do chế độ ăn uống. Uống quá nhiều rượu có thể gây mất ngủ và các rối loạn giấc ngủ khác. Caffeine trong cà phê có thể hoạt động như một chất kích thích khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy, bạn nên hạn chế tiêu thụ cà phê và rượu bia.
Bên cạnh việc áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, một số chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nên sử dụng thực phẩm chức năng giảm mệt mỏi.
Theo Ủy ban các sản phẩm thảo dược EU, bổ sung lecithin có thể làm giảm mệt mỏi và suy nhược.
Lecithin là gì?
Lecithin là một thuật ngữ chung để chỉ định một loạt các hợp chất béo xuất hiện tự nhiên được tìm thấy trong tế bào của cơ thể, mô thực vật và động vật.
Bao gồm choline, các acid béo, glycerol, glycolipids, phospholipids, phosphoric acid và triglyceride, lecithin ban đầu được phân lập từ lòng đỏ trứng vào những năm 1850. Vì vậy, lecithin được đặt theo tên “lekithos” - trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “lòng đỏ trứng”.
Ngày nay, nó được sử dụng phổ biến như một chất nhũ hóa trong thực phẩm đóng gói và xuất hiện tự nhiên trong một số loại thực phẩm, bao gồm ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt, đậu nành và lòng đỏ trứng. Lecithin cũng có sẵn dưới dạng bột và viên nang. Lecithin trong phần lớn các thực phẩm chức năng trên thị trường có nguồn gốc từ đậu nành.
Lưu ý khi sử dụng lecithin
Cho tới nay, vẫn chưa có những nghiên cứu nhằm xác định nên bổ sung chính xác bao nhiêu lecithin, vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng. Theo nguyên tắc chung, không nên bổ sung vượt quá 5.000mg lecithin mỗi ngày.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nutritional năm 2018 cũng cho hay bổ sung lecithin liều cao (1.200mg/ngày) giúp tăng năng lượng và giảm mệt mỏi ở phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh.
Tổ chức nuôi con bằng sữa mẹ Canada khuyến cáo rằng phụ nữ cho con bú nên bổ sung 1.200mg lecithin, 4 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa để khẳng định điều này.
Những đối tượng sau đây không nên bổ sung lecithin đậu nành: Trẻ em dưới 12 tuổi, những người bị dị ứng với đậu nành, đậu phộng/lạc hoặc các loại đậu đỗ khác (đậu, đậu lăng, đậu Hà Lan), trứng và phấn hoa cây phong.
Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng phosphatidylcholine được tìm thấy trong lecithin được vi khuẩn trong ruột chuyển đổi thành trimethylamine-N-oxide (TMAO). Theo thời gian, TMAO có thể góp phần làm cứng động mạch hoặc xơ vữa động mạch và đau tim. Vì vậy, những người có cholesterol cao hoặc có tiền sử bệnh tim, nên thảo luận về việc bổ sung lecithin với bác sỹ trước khi sử dụng.
Một số phản ứng bất lợi có thể xảy ra khi bổ sung lecithin là: Tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, tăng tiết nước bọt trong miệng và cảm giác no.
Bình luận của bạn