Doanh nghiệp tìm ra những khe hở, lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước để buôn lậu
Nhập lậu thuốc tân dược nhưng khai là khuôn đúc
Bộ Y tế "siết" thị trường TPCN và mỹ phẩm
Mỹ phẩm: Cấp phép nhiều, quản lý chẳng bao nhiêu
Pháp luật còn mù mờ khái niệm hàng giả
Trên cả nước nói chung và địa bàn TP.HCM nói riêng, các lực lượng có chức năng chính trong phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả hiện nay như Quản lý thị trường, Cảnh sát kinh tế, Thanh tra chuyên ngành tuy đã có nhiều cố gắng và đạt được kế quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều yếu kém, thiếu sự phối hợp nhịp nhàng.
Hàng giả, hàng lậu tràn lan do hạn chế từ phía cơ quan bảo vệ pháp luật
Cụ thể, việc tổ chức các hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan chức năng để nắm tình hình và phát hiện tội phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục. Việc xử lý các vụ sản xuất, buôn bán hàng giả còn thiếu kiên quyết, triệt để, đa số là xử lý hành chính phạt tiền, số vụ khởi tố hình sự còn ít nên tính chất răn đe, giáo dục chưa cao.
Năm 2010 - 2014, Công an TP.HCM đã chỉ đạo các lực lượng chức năng thành phố xây dựng phát hiện: 397 vụ với 510 đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả; Trong đó, 133 vụ xử lý hình sự (33,5%) với 180 đối tượng, 2115 vụ xử lý hành chính (54,2%) với 260 đối tượng. Trong đó, đối với mặt hàng TPCN, dược phẩm, mỹ phẩm nói riêng, năm 2014 và 5 tháng đầu năm 2015, Ban Chỉ đạo 389 TP.HCM đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý 6.718 vụ, xử lý phạt hành chính 4,057 tỷ đồng và mới chỉ khởi tố hình sự 12 vụ.
Ngoài ra, sự phối kết hợp giữa các lực lượng còn chưa thống nhất, chưa tạo được mối quan hệ thường xuyên, hiệu quả, dó đó ảnh hưởng đến công tác năm tình hình và đấu tranh tội phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Mặc dù, quyết định số 65/2010/QĐ-TTg ngày 25/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan Quản lý Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã có hiệu lực, nhưng việc thực thi vẫn chưa tạo thành một cơ chế thống nhất, do đó, hiệu quả phối hợp chưa cao.
Nhiều kẽ hở trong hải quan điện tử
Các đối tượng còn tìm ra những khe hở, lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước để buôn lậu bằng nhiều thủ đoạn, nhất là lợi dụng hải quan điện tử để khai gian, giả hồ sơ.
Theo Tổng cục Hải quan, với phiên bản kê khai qua mạng cho phép doanh nghiệp sau khi khai điện tử, hàng hóa sẽ tự động phân luồng Xanh - Vàng - Đỏ. Theo đó, nếu hàng hóa phân vào luồng xanh sẽ thông quan ngay. Doanh nghiệp chỉ cần in tờ khai, ký tên, đóng dấu và ra cảng xuất nhập hàng. Nếu là luồng vàng, doanh nghiệp mang hồ sơ giấy đến hải quan kiểm tra. Trường hợp luồng đỏ, đơn vị bị kiểm tra hồ sơ giấy và rà soát hàng hóa.
Từ khi thủ tục hải quan điện tử được áp dụng và cơ quan Hải quan áp dụng chương trình quản lý rủi ro để làm tiêu chí phân luồng tờ khai hải quan, thì việc lợi dụng các luồng Xanh có phần tinh vi hơn.
Điển hình như vụ Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM phát hiện và ngăn chặn việc nhập lậu số lượng lớn thuốc tân dược của Công ty TNHH Đầu tư Dịch vụ Sản xuất Nguyên Ngọc, có địa chỉ tại số 1 Phú Lâm, phường 9, quận 6, TPHCM chiều 13/7.
Hiện lô hàng đang được lực lượng Hải Quan tạm giữ để tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý (Ảnh: HQ)
Với thủ đoạn truyền lời khai hải quan nhiều lần cho đến khi tờ khai rơi vào luồng miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, công ty này đã buôn lậu lô thuốc tân dược trị giá trên 2,76 tỷ đồng. Lực lượng chức năng phát hiện lô hàng mà Công ty Nguyên Ngọc đang làm thủ tục lấy hàng từ kho là 7 loại thuốc tân dược đặc trị các loại bệnh hiểm nghèo, gồm 367.280 viên các loại (là mặt hàng phải có giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế). Tuy nhiên, công ty này lại khai báo tên hàng nhập khẩu là “hộp khuôn đúc bằng sắt dùng cho máy ép nhựa” số lượng 104 cái, trọng lượng 266kg.
Bình luận của bạn