Khói rơm rạ làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh về hô hấp
Biện pháp tự nhiên giúp kiểm soát sỏi thận
Bé bị chảy nước mũi: Dùng thuốc kháng sinh bệnh càng thêm nặng!
Cách trị dứt điểm hắt hơi sổ mũi khi giao mùa
Run rẩy, loạng choạng vì uống quá liều thuốc sổ mũi
Nên đọ
c
Theo ông Hoàng Dương Tùng - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đốt rơm rạ gây ra tình trang ô nhiễm bụi mịn. Loại bụi này dù đeo khẩu trang cũng không có tác dụng, bụi vẫn có thể chui vào phổi và gây nên các bệnh về hô hấp. Vì vậy, đây là một trong những vấn đề ô nhiễm rất đang lo ngại.
Ngoài ra, trong khói rơm rạ còn chứa rất nhiều các loại khí như: CO, CO2, SO2, NO2,… và nhiều chất khác gây ra các phản ứng kích thích ở cổ họng, làm cay mắt, chảy nước mũi, ho, hắt hơi,…
Hít khói rơm rạ trong một thời gian dài có thể làm biến đổi cấu trúc bộ máy hô hấp, dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên như: Viêm họng, viêm mũi, xoang,… nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thậm chí ung thư phổi và gây tử vong.
Khói đốt rơm rạ có thể dẫn đến ung thư phổi
PGS.TS. Ngô Quý Châu – Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Khi đường hô hấp trên bị tổn thương và phá hủy dần, nó sẽ không còn khả năng ngăn chặn bụi, vi khuẩn, do đó vi khuẩn có thể tấn công sâu hơn vào phế quản và phổi gây ra viêm nhiễm. Nếu tình trạng này kéo dài có thể sẽ làm tăng áp lực tới khí quản dẫn đến tăng tiết dịch, đờm gây cản trở hô hấp. lâu dần có thể gây suy hô hấp, suy tim, suy nhược cơ thể và tử vong”.
Chính vì vậy, người nông dân không nên đốt rơm rạ sau mùa vụ mà thay vào đó họ có thể sử dụng rơm rạ để trồng nấm rơm, làm thức ăn cho gia súc, ủ làm phân sinh học,… vừa giúp tăng thêm thu nhập, giảm chi phí trong nông nghiệp và ngăn ngừa các bệnh hô hấp do việc đốt rơm gây ra.
Bình luận của bạn