Ăn thêm một chén cơm là mong ước của nhiều bệnh nhân đái tháo đường
Có thể sử dụng Hộ tạng đường và Ích tâm khang để hỗ trợ điều trị đái tháo đường và nhịp tim không?
Giải pháp nào cho biến chứng đái tháo đường?
Video: Biến chứng suy thận do đái tháo đường có thể tử vong
Tác hại của đái tháo đường lên từng bộ phận cơ thể (P2)
Hỏi: Tôi bị bệnh đái tháo đường hơn một năm nay. Bác sỹ có khuyến cáo về chế độ dinh dưỡng nhưng tôi rất thích ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột như cơm, khoai sắn… Vậy cho tôi hỏi: Mắc đái tháo đường ăn nhiều thức ăn chứa tinh bột được không?
Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Huy Cường, Chuyên gia Nội tiết - Đái tháo đường trả lời:
Chào bạn,
Tinh bột là nguồn dinh dưỡng quan trọng để tạo năng lượng. Tinh bột có hai loại: Tinh bột đơn giản (tinh bột xấu) và tinh bột phức tạp (tinh bột tốt).
Tinh bột đơn giản có chứa nhiều trong cơm, khoai, sắn… có thể dễ dàng chuyển hóa thành glucoese, làm tăng đường huyết, vì vậy người bệnh đái tháo đường cần phải hạn chế. Điều này không có nghĩa là bạn phải kiêng khem hoàn toàn mà chỉ cần biết cách ăn thế nào cho đúng. Không nên ăn quá nhiều một lúc mà nên chia làm nhiều bữa nhỏ. Ví dụ, 3 bữa chính bạn chỉ nên ăn khoảng 1 bát cơm, thêm vào đó nên tăng cường ăn rau xanh và các nguồn đạm từ thực vật. Các bữa phụ có thể ăn khoai, sắn, nhưng chỉ nên ăn với một lượng vừa phải, khoảng nửa củ một lần.
Tinh bột phức tạp có nhiều trong ngũ cốc, các loại đậu, chuối xanh… được cơ thể hấp thu rất chậm, ít làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng được.
Để kiểm soát đái tháo đường hiệu quả hơn, bạn cũng cần tăng cường luyện tập; Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, giàu chất béo động vật, hay các loại nước ngọt có ga… Bạn cũng có thể tham khảo sử dụng thêm các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược hoặc TPCN, để hỗ trợ điều trị và giúp ngăn ngừa các biến chứng của đái tháo đường trên mắt, thận, thần kinh, mạch máu….
Chúc bạn sức khỏe.
Sản phẩm gợi ý:
Bình luận của bạn