Hạ đường huyết: Dấu hiệu nguy hiểm

Hạ đường huyết có thể dẫn đến tử vong ở những bệnh nhân đái tháo đường

Đái tháo đường có được ăn chất béo?

Người bị đái tháo đường có nên ăn chay?

Não chậm phát triển vì đái tháo đường

Hạ đường huyết xảy ra khi insulin tiết ra nhiều hơn lượng đường trong máu. Nếu không được điều trị kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến co giật và hôn mê.
 

Biểu hiện của người bị hạ đường huyết

Theo BS. Kiểm, biểu hiện của từng trường hợp hạ đường huyết là không giống nhau. Tùy theo từng mức độ, người bệnh có những triệu chứng riêng. Ở thể nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy đói cồn cào, xót ruột, đau bụng, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nhịp tim nhanh, run tay, đánh trống ngực và vã mồ hôi.

Ở thể trung bình, người bệnh thấy cơ thể bạc nhược, giảm hoạt động trí tuệ, lú lẫn, thay đổi tính tình, dễ bị kích động, xuất hiện hiện tượng dị cả, nhìn một hóa hai, có các động tác bất thường, một số người bị rối loạn giấc ngủ.

Ở thể nặng, người bị hạ đường huyết có thể xuất hiện lú lẫn cấp tính, dễ bị kích động mạnh, có dấu hiệu liệt nửa người hoặc dấu hiệu thần kinh khu trú. Bệnh nhân có những cơn co giật, có thể bị ngắt quãng hoặc liên tục. Khi hôn mê sâu có rối loạn ý thức, có thể kèm theo tình trạng vật vã,các động tác bất thường, có những dấu hiệu đặc biệt như tăng trương lực cơ toàn thân, vã mồ hôi nhưng không có biểu hiện mất nước.

Nhiều người bệnh đã bị mất ý thức khi hạ đường huyết

Ngoài ra, người bệnh còn có thể có đầu và mắt quay sang một bên, giãn đồng tử hoặc đồng tử dao động. Biểu hiện hội chứng vận mạch và tim là điện tim đồ có thể hiện thiếu máu cơ tim. Nguy hiểm hơn bệnh có thể tiến triển thành hôn mê kéo dài (phù não) hoặc di chứng tinh thần kinh vĩnh viễn (bệnh não sau cơn hạ đường huyết).

Cũng theo BS. Kiểm, hạ đường huyết thường xuất hiện ở người bệnh ĐTĐ sau một bữa ăn chứa nhiều đường đơn hoặc sau khi người bệnh bỏ lỡ một bữa ăn nhẹ, bỏ ăn bữa ăn chính, hoặc ăn trễ hơn bình thường, chán ăn; Những người uống rượu mà không ăn thức ăn hoặc tập thể dục quá mức, các tế bào sử dụng nhiều đường hơn bình thường từ đó dẫn tới hạ đường huyết. 

Do đó, người bệnh ĐTĐ cần đặc biệt chú ý trong chế độ dinh dưỡng cũng như vận động hợp lý.

Xử trí khi bị hạ đường huyết?

Vậy, với những trường hợp dễ bị hạ đường huyết, cách xử trí và phòng ngừa như thế nào? Có một số biện pháp sau:

Đo huyết áp khi có các dấu hiệu hạ đường huyết

- Sử dụng máy đo đường huyết hoặc các sản phẩm hỗ trợ kiểm tra đường huyết để biết chính xác mức đường huyết suy giảm

- Khi thấy có dấu hiệu hạ đường huyết thì cần nhanh chóng ăn nhẹ như cháo loãng, uống súp hoặc một cốc nước đường.

- Nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, khi tỉnh táo hơn thì nên ăn một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

- Nếu hạ đường huyết do bệnh ĐTĐ thì nên tuân theo lời chỉ dẫn của thầy thuốc trong việc dùng thuốc và chế độ ăn uống hàng ngày, đặc biệt ăn đủ lượng cacbonhydrat, ăn thêm bữa phụ, ăn nhiều rau…

- Tập thể dục thường xuyên và đúng cách.

Nói chung, tâm lý của các bệnh nhân ĐTĐ là rất sợ đường huyết tăng, có người nhịn ăn cả cơm để tránh tăng đường huyết. Điều này rất nguy hiểm. Vì vậy, để phòng tránh tình trạng hạ đường huyết người bệnh cần: Tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sỹ về chế độ dùng thuốc và chế độ ăn uống điều trị, loại bỏ các yếu tố nguy cơ như kiêng khem quá mức, bỏ ăn vì mệt mỏi hoặc do các bệnh lý khác…; Tập luyện thường xuyên, phù hợp đối với từng người theo tư vấn của bác sỹ điều trị và thường xuyên kiểm tra đường huyết.

Dùng thuốc đúng chỉ định kết hợp với thực phẩm chức năng để phòng ngừa biến chứng

Theo BS. Bùi Nguyên Kiểm, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn, người bệnh ĐTĐ nên dùng các sản phẩm thực phẩm chức năng dành cho người đái tháo đường để hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn ngừa biến chứng.
Khánh Hạ (H+, tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết