Mập mờ giữa thực phẩm chức năng và thuốc

Cách dùng thực phẩm chức năng và thuốc

Đừng bỏ quên Thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng từ lúa mạch và yến mạch

Cẩn trọng trước “ma trận” thực phẩm chức năng chữa… ung thư!?

10 xu hướng tiêu dùng thực phẩm chức năng tại Mỹ

Không chỉ người mua mà ngay cả người bán hàng cũng còn đang mập mờ, không hiểu rõ thế nào là thực phẩm chức năng, thế nào là thuốc, sản phẩm nào dùng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh và sản phẩm nào thì có tác dụng chữa trị bệnh. Sự mập mờ, hay thiếu hiểu biết vô hình chung đã ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền và sức khỏe của người tiêu dùng.

Thực phẩm chức năng là gì?

Cho đến nay, chưa có một tổ chức quốc tế nào đưa ra định nghĩa đầy đủ về TPCN, mặc dù đã có nhiều hội nghị quốc tế và khu vực về TPCN. Mặc dù chưa được định nghĩa thống nhất, nhưng thuật ngữ “Thực phẩm chức năng” đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.

 


Thực phẩm chức năng được sử dụng rộng rãi trên thế giới

 

Theo Thông tư số 08/TT-BYT ngày 23/8/2004 của Bộ Y tế về việc “Hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng” đã đưa ra định nghĩa: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”.

Theo PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cho rằng: Thực phẩm chức năng thuộc khoảng giao thoa (còn gọi là vùng xám) giữa thực phẩm và thuốc. Vì thế, người ta còn gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm – thuốc (Food – Drug).

Nguồn gốc của thực phẩm chức năng là từ sản phẩm cây cỏ và sản phẩm động vật tự nhiên, có chức năng là cung cấp các chất dinh dưỡng, chức năng cảm quan và những lợi ích vượt trội về sức khỏe như giảm cholesterol, giảm HA, cải thiện vi sinh vật đường ruột, chống táo báo…

Sự khác nhau căn bản giữa thực phẩm chức năng và thuốc

Thực phẩm chức năng là sản phẩm dùng để hỗ trợ (phục hồi, tăng cường và duy trì) các chức năng của các bộ phận bên trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh. Trong khi đó, thuốc chữa bệnh là là chất/hỗn hợp có tác dụng phòng bệnh, chữa bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý của cơ thể.

Thực phẩm chức năng có thể được sử dụng thường xuyên, liên tục và không gây biến chứng. Còn thuốc khi sử dụng phải có chỉ định, kê đơn của bác sĩ và có nguy cơ biến chứng, tai biến.

Đặc biệt, trên nhãn mác sản phẩm, nếu là thực phẩm chức năng thì phải ghi rõ là “thực phẩm chức năng” (sản xuất theo Luật TP), nếu là thuốc thì phải ghi rõ là “thuốc” (sản xuất theo Luật Dược).

 


Thực phẩm, thực phẩm chức năng và thuốc

 


Mập mờ thực phẩm chức năng và thuốc

Đã có không ít đơn vị/cửa hàng/shop online lợi dụng thực phẩm chức năng để quảng cáo như những thuốc chữa bệnh. Điều này không chỉ vi phạm nghiêm trọng các điều luật của Bộ Y tế ban hành mà còn khiến khách hàng/người sử dụng bị nhẫm lẫn về công dụng và hiệu quả của thực phẩm chức năng và thuốc chữa bệnh.

Trên trang muathuoctot.com, thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và DHA cho bà bầu được quảng cáo là “Thuốc chăm sóc sức khỏe bà bầu và thai nhi”. Trang web này cũng tự quảng cáo là “Website muathuoctot.com hiện đang là nhà phân phối sản phẩm thuốc chăm sóc sức khỏe thai nhi Centrum specialist prenatal chính hãng tại Việt Nam”.

Fanpage Phương Bắc Shop cũng đăng quảng cáo sai lệch về thực phẩm chức năng dành cho phụ nữ mang thai: “Thuốc bổ sung lượng sắt cần thiết mà chế độ ăn uống hàng ngày chưa cung cấp đủ, đồng thời giải quyết hiệu quả tình trạng táo báo thường thấy khi dùng các sản phẩm chức sắt khác”; hay quảng cáo thực phẩm chức năng Black Mores: “Cà nhà ơi, thuốc tuần này đã được chuyển từ Sydney về Hà Nội rồi. Bên mình vẫn free ship trong nội thành Hà Nội…”

 


Thực phẩm chức năng được Phương Bắc Shop quảng cáo là "thuốc"

 

Khi được hỏi “Đây là thuốc hay thực phẩm chức năng” thì Phương Bắc Shop trả lời: “Sản phẩm này không phải là thuốc kê đơn (thuốc bệnh) mà chỉ là thuốc bổ, có chứa milk thistle. Ở Việt Nam mình hay gọi là thực phẩm chức năng”.

Điều này chứng tỏ admin của shop biết đây là thực phẩm chức năng nhưng vẫn quảng cáo là “thuốc”, “thuốc bổ”.

Những lời quảng cáo “có cánh” này khiến không ít khách hàng lầm tưởng đây giống như “thuốc tiên” có thể chữa bách bệnh nên dẫn đến tình trạng bao người tiền mất tật mang mà chẳng biết kêu ai?!

Vân Anh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng