Đừng bỏ quên Thực phẩm chức năng

Bà bầu có nên dùng thực phẩm chức năng?

Khai mạc Ngày hội Quốc tế Thực phẩm chức năng - I3F Việt Nam 2014

TP.HCM: Chưa kiểm soát được nguồn gốc thực phẩm

Giám sát an toàn thực phẩm: ‘Chỉ mang tính tượng trưng”?

Sản xuất thành công thực phẩm chức năng từ con hàu

Hơn 10 năm phát triển tại Việt Nam, thực phẩm chức năng (TPCN) vẫn bị nhiều người nghi vấn đề khả năng cải thiện tình trạng sức khỏe. Trong khi các sản phẩm TPCN vẫn được sử dụng trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tại những quốc gia có nền y tế phát triển và có những quy định khắt khe hơn rất nhiều với những sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên thế giới.


TPCN được sử dụng để chăm sóc sức khỏe toàn diện tại nhiều quốc gia trên thế giới

Trị cái gốc của bệnh

Năm 1902, nhà sáng chế vĩ đại Thomas Edison đã nói rằng: “Bác sỹ của tương lai là những người không chỉ cho thuốc mà còn cần chú trọng đến cơ thể của những người bệnh, chế độ dinh dưỡng của họ để tìm ra nguyên nhân bệnh tật và cách phòng ngừa chúng”.
Liệu pháp điều trị bệnh tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới là sự kết hợp giữa thuốc điều trị với các loại thực phẩm chức năng và chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý.
Dẫn câu nói này của nhà sáng chế Thomas Edison, TS. Hoàng Xuân Ba khẳng định, liệu pháp điều trị bệnh tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới (đã được chứng minh bằng những luận chứng khoa học và các nghiên cứu có đối chứng) là sự kết hợp những loại thuốc điều trị với các vitamin, thảo dược, acid amin, sản phẩm trợ sinh, thức ăn sạch và giàu chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng cũng như biện pháp không dùng thuốc, đặc biệt là với những căn bệnh mãn tính không lây đang ngày càng phát triển hiện nay. Xu thế này không chỉ ở một mà được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, khi mà những sản phẩm bổ trợ này có khả năng “tìm diệt” và “giảm nhẹ” nguyên căn của những căn bệnh mạn tính không lây – là sự mất cân bằng nội môi trong cơ thể.

Nhiều chuyên gia y tế khẳng định, kết hợp TPCN với dinh dưỡng sẽ giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các căn bệnh mạn tính không lây nhiễm hiện nay
Những nghiên cứu về bệnh từ nhiều năm nay của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cũng như các nghiên cứu tại các quốc gia như Mỹ, Canada, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc… đều khẳng định nhiều bệnh cấp tính như cảm, cúm, viêm nhiễm do vi trùng, siêu vi trùng, nấm bệnh... xuất hiện khi hệ miễn dịch của chúng ta suy yếu. Các bệnh mạn tính phổ biến và gây tử vong nhiều nhất cho con người như bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường, tắc nghẽn động mạch phổi, hen suyễn, béo phì, trầm cảm, các hội chứng chuyển hóa và rối loạn hệ tiêu hóa, bệnh viêm khớp, dị ứng, u nang, u xơ... phần nhiều có nguồn gốc từ chế độ dinh dưỡng lệch lạc, môi trường ô nhiễm và cuộc sống tinh thần căng thẳng… Các nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, thuốc điều trị có thể làm giảm triệu chứng cơ thể người bệnh, nhưng rất ít khi chúng “chạm” tới nguồn gốc của bệnh tật và vì thế hầu như không có khả năng chữa khỏi bệnh. Trong khi đó, các loại thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng hay TPCN lại có khả năng bồi đắp những thiếu hụt đó để cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Những thông tin về giá trị của các thành phần hữu ích có trong TPCN vẫn được đăng tải rộng rãi trên các trang báo sức khỏe.
Thuốc điều trị có thể làm giảm triệu chứng cơ thể người bệnh, nhưng rất ít khi chúng “chạm” tới nguồn gốc của bệnh tật và vì thế hầu như không có khả năng chữa khỏi bệnh.
Không những thế, những căn bệnh mãn tính như cao huyết áp, đái tháo đường, tim mạch… nhiều năm gần đây vốn được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc có thể gây những tác dụng phụ không mong muốn như ho, viêm đường hô hấp trên, đau nhức cơ bắp, suy giảm trí nhớ và cả suy thận nữa. Những tác dụng phụ này lại tiếp tục được điều trị bằng thuốc, dẫn đến những tác dụng phụ tiếp theo. Thuốc chồng thuốc, tác dụng phụ kéo theo tác dụng phụ, dẫn đến cơ thể con người ngày một suy yếu.

Dùng TPCN với các chiết xuất thảo dược có thể giảm tác dụng phụ từ thuốc điều trị
Vậy, làm thế nào để chấm dứt tình trạng này? Chỉ khi người bệnh được hỗ trợ điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, cách tập luyện và sinh hoạt, các phương pháp dưỡng sinh, thiền, thư giãn… cũng như sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên như: nhiều loại thảo dược, vitamin như D, K, dầu cá và các loại thức ăn có nhiều acid béo omega 3, chất khoáng magne… Và tiện lợi hơn nữa là các loại TPCN có chứa đầy đủ các hoạt chất thiên nhiên cần thiết cho cơ thể như alpha lipoic acid, L-carnitine, taurine, các sản phẩm trợ sinh (probiotic)… Những chất này đã được nghiên cứu và cho thấy là có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh mạn tính không lây và không có tác dụng phụ nguy hiểm.
Cũng theo thống kê của WHO, hiện nay, các thảo dược và sản phẩm có chứa các chiết xuất từ thảo dược vẫn được sử dụng như phương tiện phòng và điều trị/hỗ trợ điều trị bệnh chính cho hơn 80% nhân loại, trong đó, có tới 80% các sản phẩm dược phẩm, TPCN được bào chế và ứng dụng có nguồn gốc thiên nhiên xuất phát từ các kinh nghiệm y học dân gian.

Dùng sao cho đúng?
Tại Việt Nam, dù có một nền y học cổ truyền lâu đời, nhiều sản phẩm TPCN được sản xuất dựa trên những bài thuốc dân gian, nhưng những sản phẩm TPCN vẫn được sử dụng như một công cụ hỗ trợ điều trị bệnh hàng ngày nhưng lại với thái độ “dò xét, nghi ngờ” khi chưa nhìn thấy “kết quả” thực tế. Theo TS. Hoàng Xuân Ba, đây là quan điểm sai lầm của chính người tiêu dùng, khiến những công dụng hữu ích của một sản phẩm bị bỏ phí.

Dùng đúng TPCN sẽ giúp người tiêu dùng thụ hưởng được những giá trị hữu ích của sản phẩm
Về cơ bản, các sản phẩm thiên nhiên và TPCN nếu được bào chế đúng tiêu chuẩn và dùng đúng đều có tính an toàn vượt trội so với các dược phẩm. Theo Trung tâm Quản lý về ngộ độc của Mỹ, năm 2005, nước Mỹ không có trường hợp nào tử vong do sử dụng TPCN, mặc dù có tới hơn 70% người Mỹ dùng các sản phẩm này. Trong khi đó, con số tử vong do dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ là khoảng 106.000 trường hợp (theo thống kê của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ). Chắc sẽ không phải nói nhiều sau những con số này – khi Mỹ là quốc gia có những điều kiện cực kỳ khắt khe về y tế và các sản phẩm dùng trong ngành y tế.
Theo TS. Hoàng Xuân Ba, điểm khó khăn cho người tiêu dùng TPCN hiện nay là sự không đồng nhất về thuật ngữ được sử dụng tại các quốc gia. Tại Việt Nam, thuật ngữ TPCN được sử dụng, thì để gọi sản phẩm TPCN, các nước Tây Âu gọi là "thực phẩm - thuốc" (Alicaments) hoặc dược phẩm dinh dưỡng (Nutraceutics), thực phẩm bổ sung dinh dưỡng (food suplement); Trung Quốc gọi là “thực phẩm bổ dưỡng bảo vệ sức khỏe”… Tuy nhiên, việc nắm rõ các tên gọi này không khó, có thể tham khảo qua các tư vấn viên/bác sỹ/dược sỹ/chuyên gia y tế.

Đọc kỹ nhãn sản phẩm sẽ giúp người tiêu dùng lựa chọn đúng sản phẩm họ cần
Thứ đến là đọc nhãn sản phẩm. Trên bao bì một sản phẩm TPCN thường cung cấp 2 loại thông tin: Xác nhận có lợi cho sức khỏe (Health claims), ví dụ như sản phẩm dành cho người đái tháo đường hoặc tim mạch… Những thực phẩm có xác nhận về sức khỏe phải được cơ quan y tế chứng nhận trước khi đưa ra thị trường và sản phẩm phải được chứng minh bằng các nghiên cứu; Xác nhận về cấu trúc chức năng (structure/function claims). Những thực phẩm này dùng để chuyển tải những lợi ích tiềm tàng (chứ chưa chắc chắn) đối với sức khỏe con người. Ví dụ thực phẩm bổ sung Oligofructose có tác dụng hỗ trợ đường tiêu hóa; sản phẩm có chứa Chondroitin, Glucosamin, Calci gluconate có tác dụng tăng dịch khớp, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các nguy cơ thoái hóa hệ thống xương khớp, loãng xương. Hoặc các sản phẩm có chứa nhiều loại acid amin và các nguyên tố vi lượng: kẽm, iode, sắt... Những xác nhận về cấu trúc/chức năng có thể do tác dụng đã được biết đến của một hay nhiều thành phần có sẵn hoặc được bổ sung vào thực phẩm.
Ngoài ra, để chọn lựa đúng loại TPCN cần thiết, người tiêu dùng nên đọc kỹ cả phần đối tượng sử dụng, liều dùng, công dụng, các lưu ý đặc biệt xem có phù hợp với mục đích sử dụng. Đừng quên xem tên, địa chỉ của nhà sản xuất để tránh hàng giả, hàng nhái.
TS.BS Hoàng Xuân Ba là Bác sỹ chuyên khoa nhi, huyết học và ung thư, Tiến sỹ miễn dịch học. Tiến sỹ đã nhiều năm học tập, nghiên cứu và làm việc tại nước ngoài (Nga, Mỹ, Anh), hiện nay vẫn đang làm việc tại Belarus. Được cấp 2 bằng sáng chế về chuẩn đoán bệnh tự miễn và 2 bằng cải tiến kỹ thuật về miễn dịch và dị ứng tại Nga. Được cấp 2 bằng sáng chế về y và dược quốc tế, 2 bằng sáng chế về bệnh tự miễn và ung thư tại Mỹ. 
Khánh Hạ (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng