Không ít bệnh nhân nhập viện vì sử dụng mật cá trắm, mật động vật
Cảnh báo việc chữa bệnh bằng mật cá trắm
Mật cá trắm : “Viagra” hay thuốc độc?
Điểm danh những trọng bệnh do ăn nội tạng động vật
Chọn và sơ chế nội tạng động vật an toàn
Nội tạng động vật: Ngon miệng - thiệt thân!
Chữa bệnh theo kiểu truyền miệng
Theo BS. Nguyễn Chính - Bệnh viện Bạch Mai, nhiều người nghe theo lời mách công dụng của mật cá trắm để điều trị nhiều loại bệnh như nhức mỏi, giảm thị lực, hen, mề đay, đặc biệt là tăng cường chức năng sinh lý… dưới hình thức nuốt sống trực tiếp hoặc pha trộn túi mật với nước, rượu hoặc mật ong. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của người sử dụng. Đã có không ít người phải nhập viện sau khi sử dụng mật cá, mật động vật để chữa bệnh.
Mới đây, chị L.A nhập viện Bạch Mai trong tình trạng đau bụng dữ dội là một ví dụ điển hình. Chị kể do nghe lời mấy chị hàng xóm về công dụng của mật cá trắm rất tốt cho chức năng sinh lý và chữa được bệnh đau nhức lưng nên chị đã đi mua về để uống. Uống xong, một tiếng sau, cả nhà chị được phen tá hỏa, phải đưa chị nhập viện trong tình trạng bụng trướng đau, khó thở, nôn thốc nôn tháo, tiêu chảy...
BS. Chính cho biết, người uống mật cá trắm dưới hình thức nào cũng rất nguy hiểm bởi trong mật cá trắm có độc tố gây tổn thương đến gan, thận… Nguyên nhân là do trong mật cá có chất Alcool gây xuất huyết, tổn thương nội tạng, nhất là ống thận, nếu vào cơ thể với hàm lượng lớn sẽ làm thoái hóa tế bào ống thận, hoại tử cầu thận, viêm gan cấp, phì đại tế bào gan, mật ứ đọng. Tùy vào hàm lượng chất Alcool có trong mật cá vào cơ thể bệnh nhân bị ngộ độc ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Ngoài ra, nếu mật cá bị nhiễm khuẩn thì đây là con đường nhanh nhất để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Cá có trọng lượng càng lớn thì chất độc càng lớn.
Mật nào cũng đáng sợ
Cách đây không lâu, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM đã tiếp nhận một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, chảy máu chân lông do uống rượu pha mật rắn.
Theo các bác sỹ tại bệnh viện thì khi uống rượu pha mật hoặc tiết động vật, họ đã vô tình nuốt luôn một lượng độc tố vào trong người. Nếu hàm lượng chất độc nhỏ thì gây kích thích tim mạch, hoại tử các vết thương nội dẫn đến nhiễm trùng kị khí. Nếu hàm lượng chất độc lớn có thể gây tử vong. Đó là chưa kể các loại vi khuẩn gây hại khác như tụ cầu khuẩn vàng Staphylococcus Aureus, vi khuẩn Salmonella, vi khuẩn Shigella và các loại virus, giun sán gây bệnh có trong máu động vật cũng rất dễ dàng xâm nhập cơ thể qua đường ruột.
TS. Phạm Duệ - Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, mật động vật nào cũng chứa acid, mà acid này rất độc nếu ở liều cao, đậm đặc. Ngoài ra, trong mật có muối kim loại, muối mật. Khi xuống thận, thận sẽ phải làm việc rất mệt mỏi để lọc các muối này. Nếu chức năng thận kém, muối mật, muối kim loại sẽ tích tụ lại gây viêm cầu thận, bể thận, hoặc lâu dài gây ra sỏi thận. Trong quá trình hoạt động, mật chỉ tiết ra một lượng nhỏ vừa đủ giúp tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, nếu đưa một lượng mật - dù của loại động vật nào - vào cơ thể cao hơn mức bình thường đều sẽ gây ngộ độc.
Khi có dấu hiệu trên, cần loại trừ càng sớm càng tốt chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách gây nôn rồi nhanh chóng chuyển bệnh nhân nhập viện để rửa dạ dày, uống than hoạt tính…
Bình luận của bạn