Chảy máu mắt - Tai nạn không hiếm gặp
Bệnh mắt hột
Sử dụng tế bào gốc phục hồi thị lực
Sử dụng tế bào gốc phục hồi thị lực
Kiểm tra thị lực cho bé
Cà phê giúp bảo vệ thị lực
Bất thường về màu sắc tròng trắng, tròng đen
* Thưa bác sỹ, khi nào thì tròng trắng mắt có màu vàng, hoặc đỏ hồng?
- Tròng trắng có màu vàng có thể là triệu chứng thuộc hội chứng vàng da. Hiện tượng này do bilirubin trong máu tăng vượt mức bình thường. Bilirubin chủ yếu được tổng hợp từ sự phân hủy tế bào hồng cầu, sau đó chuyển hóa
ại gan, theo đường mật bài tiết ra ngoài thông qua đường tiết niệu và tiêu hóa. Vàng mắt hay vàng da do nhiều bệnh lý khác nhau như các bệnh về máu, bệnh gan hay bệnh đường mật…
Tròng trắng có màu đỏ hồng thông thường do mạch máu dãn nở, biểu hiện của các bệnh lý viêm nhiễm tại mắt, khô mắt, dị ứng mắt... Ngoài ra, một số trường hợp mắt có những đám xuất huyết dưới kết mạc (đốm đỏ tại tròng trắng) là biểu hiện của một số thương tổn do sang chấn, rối loạn đông máu hay dùng thuốc chống đông, thiếu vitamin C, sử dụng chất kích thích. Tròng trắng có màu đỏ hồng cũng có thể xuất hiện trong bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp.
* Xung quanh tròng đen xuất hiện màu đỏ, lại có điểm trắng vẩn đục, đồng thời người bệnh có cảm giác đau mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, vì sao?
- Đó có thể là do giác mạc bị viêm, loét hoặc sẹo giác mạc tái viêm. Viêm loét giác mạc, có thể do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng. Bệnh nhân cần được bác sỹ chuyên khoa mắt khám trực tiếp, điều trị tích cực.
* Xung quanh tròng đen xuất hiện màu trắng, đi khám thì được biết đó là bệnh màng mộng. Bệnh này có phải do cholesterol trong máu tăng cao? Màng mộng là bệnh gì, ai dễ bị màng mộng?
- Theo như mô tả có thể đó là mộng mỡ. Mộng mỡ là một khối màu vàng trắng hơi nhô lên tại rìa giác mạc. Mộng mỡ thường xuất hiện ở người trung niên hoặc lớn hơn, tuy nhiên cũng xuất hiện ở người trẻ, đặc biệt là người tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời. Mộng mỡ không cần điều trị nếu không gây cảm giác cộm xốn ở mắt hay viêm. Chưa có chứng cứ khoa học về việc mộng mỡ liên quan đến tăng cholesterol máu và bệnh tim mạch.
Chớ quên quan sát con ngươi (đồng tử)
Con ngươi hay đồng tử nằm ở trung tâm mống mắt, hình dạng tròn đều, cho phép ánh sáng đi vào bên trong. Đồng tử hai bên mắt thường có kích thước như nhau. Trong hầu hết các trường hợp, đồng tử không đều là biểu hiện của bệnh lý: sau chấn thương một bên mắt, do nhỏ các thuốc co hoặc dãn đồng tử, tổn thương liên quan não bộ, thần kinh, glaucoma... Khi thấy kích thước đồng tử không đều sau một chấn thương hoặc kèm theo các biểu hiện bất thường khác ở mắt (nhìn mờ, nhìn đôi, mất thị lực, đau mắt, sợ ánh sáng,…) hoặc các triệu chứng thần kinh kèm theo (đau đầu, buồn nôn, nôn, đau cổ…), cần đi khám để được phát hiện bệnh và điều trị đúng cách.
* Đồng tử có màu trắng thường là biểu hiện của bệnh đục thủy tinh thể giai đoạn nặng ở người lớn tuổi? Ở trẻ nhỏ, đồng tử màu trắng liệu có phải là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm nào đó?
- Trẻ nhỏ có đồng tử trắng là biểu hiện của một số bệnh như: Đục thủy tinh thể, ung thư võng mạc, bệnh võng mạc trẻ sinh non, bệnh Coat (dãn mạch võng mạc), nhiễm ký sinh trùng (toxocara).
Đồng tử trắng cũng có thể là biểu hiện của ung thư nguyên bào võng mạc (UTNBVM) hay còn gọi là bệnh mắt mèo. Đây là bệnh lý ác tính thường gặp ở trẻ em, có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai mắt, nếu không điều trị, khả năng tử vong cao do di căn. UTNBVM là bệnh lý có thể di truyền hoặc xuất hiện do đột biến gen. Bệnh thường biểu hiện với đồng tử trắng, trong bóng tối mắt có thể có ánh xanh giống mắt mèo, đôi khi có biểu hiện lé trong hoặc lé ngoài ở một mắt. Điều trị và tiên lượng UTNBVM tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Nếu u nhỏ có thể điều trị bằng lạnh đông, laser quang đông và hóa chất bảo tồn mắt; U lớn, phải cắt bỏ nhãn cầu hoặc phẫu thuật kèm theo hóa trị và xạ trị. Vì vậy, việc phát hiện sớm bệnh là rất cần thiết.
* Đồng tử có màu xanh là bệnh gì? Độ tuổi nào dễ mắc? Điều trị như thế nào?
- Có thể là bệnh cườm nước, thường gọi là glaucoma. Glaucoma gây mù lòa nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trước đây người ta thường cho rằng glaucoma do tăng áp lực trong mắt gây chèn ép, tổn thương thần kinh. Gần đây, giới khoa học phát hiện nhiều yếu tố khác gây bệnh. Bệnh glaucoma có yếu tố di truyền, tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp. Bệnh có liên quan đến các yếu tố: Chủng tộc, tuổi tác, gia đình... Glaucoma có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Người mắc bệnh phải được điều trị và theo dõi bởi bác sỹ nhãn khoa. Tùy theo mức độ bệnh mà bác sỹ sẽ chỉ định điều trị khác nhau. Thông thường việc điều trị bắt đầu với thuốc nhỏ, nếu không đáp ứng có thể thêm thuốc khác hoặc phẫu thuật.
* Xin cảm ơn bác sỹ.
Bình luận của bạn