Kinh hãi công nghệ sản xuất tôm khô

Tôm khô được tẩm hóa chất thường có màu sắc tươi thắm hơn bình thường

Lần theo dấu vết "mực giả"

Xác minh thông tin mực giả

Quảng Trị: Xác nhận 1,5 tấn mực khô xé nhỏ bị bắt là mực giả

Mực giả vẫn tràn lan ngoài thị trường

1. Tôm nghi làm từ nhựa, cao su

Sáng 15/12, hàng chục người dân sống tại hẻm 345, khu phố 5, đường Phan Văn Trị, P.11, Q.Gò Vấp, TP.HCM tụ tập, bàn tán xôn xao và cùng thu lại số tôm khô mà họ đã mua trước đó để gửi đến cơ quan chức năng địa phương nhằm làm rõ nguồn gốc của loại thực phẩm đầy nghi vấn này.

Người dân ở đây cho biết, trước đó vài ngày, có một phụ nữ đẩy xe vào hẻm bán dạo tôm khô với giá chỉ bằng phân nửa thị trường dù con tôm khô nhìn rất lớn và hấp dẫn. Hàng chục người dân đã mua mỗi người một ít với giá 35.000 đồng/100gr.

Khi một số hộ dân lấy tôm khô ngâm nước để nấu canh thì phát hiện con tôm khô vẫn còn cứng ngắc. Mọi người ngâm thử thêm hơn 2 tiếng đồng hồ rồi đưa vào cối giã nhưng con tôm vẫn còn nguyên, thậm chí còn nẩy lên như... tôm nhựa! Điều đáng nói là khi đốt có mùi khét và khi ngâm vào nước sôi thì tôm rã dần ra trong khi ngâm bằng nước thường thì tôm vẫn cứng như cao su.

Tôm khô nghi bằng nhựa ở TP. Hồ Chí Minh

Có thể sản xuất tôm khô từ cao su hay không?

TS. Trần Văn Sung - Nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN, cho rằng tôm cao su xuất hiện trên thị trường là "hoàn toàn có khả năng".

Ông Lê Văn Quang - Phó Chủ tịch UBND phường 11, quận Bình Thạnh nhận định: “Dù là tôm khô giả hay tôm khô thật kém chất lượng thì phường cũng sẽ lấy mẫu để phối hợp cùng các đơn vị liên quan làm rõ để sớm có kết quả chính thức thông tin cho người dân”.

Có thể tôm khô này được sản xuất theo công nghệ tương tự như mực làm từ cao su. "Có thể loại tôm khô này được chế tạo thành từ hợp chất của Cellulose, polime tẩm ướp hương vị tôm và dùng công nghệ xay, khuôn, nhuộm màu để sản xuất hàng loạt", tiến sỹ Sung nhấn mạnh.

Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật hóa, Viện Khoa học Việt Nam, ông Đinh Văn Tường là người nghiên cứu nhiều vật liệu mới ứng dụng trong sản xuất công nghiệp dự đoán: "Rất có khả năng nó được tạo thành từ hợp chất của Cellulose, tẩm ướp hương vị mực kết hợp với công nghệ cán, ép để sản xuất hàng loạt. Công nghệ này chắc là có nguồn gốc từ Trung Quốc".

Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội khẳng định: "Không thể có tôm giả làm từ nhựa hay cao su". Thực tế do tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều bởi những thông tin đồn thổi sản phẩm làm giả, do đó, khi ăn hoặc mua phải sản phẩm nào đó kém chất lượng họ thường quy cho là đồ giả làm từ nhựa, cao su, ông Thịnh giải thích. Hơn nữa, công nghệ sản xuất loại tôm đó chắc chắn cũng phải vô cùng tốn kém, bởi những hóa chất bị nghi để chế tạo nên tôm giả giá phải cao gấp nhiều lần so với tôm tự nhiên, công nghệ sản xuất rất tinh vi và đắt đỏ.

Khi đốt trên lửa, tôm khô có mùi khét

Một điểm bất hợp lý khác ở chỗ, công nghệ sản xuất hàng giả mang tính hàng loạt, do vậy nếu thật sự có tôm giả làm từ nhựa, cao su thì phải có hàng loạt chứ không phải chỉ phát hiện lác đác như phản ánh.

Về việc tôm có cấu trúc cứng, khó bẻ, ngâm không rã ra, đốt có mùi khét, ông Thịnh cho hay đây có thể là loại tôm kém chất lượng, việc tôm cứng và khó rã ra có thể là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong quá trình sản xuất. Có thể là do kỹ năng sản xuất của người lao động chưa cao hoặc tôm bị nhuốm hóa chất hóa học trong quá trình bảo quản.

2. "Phù phép" tôm thối thành tôm khô bắt mắt

Không chỉ tẩm phẩm màu có chứa hóa chất khiến sản phẩm bắt mắt, thu hút người tiêu dùng, mà nguyên liệu để làm tôm khô nhiều khi cũng không đảm bảo.

Vì lợi nhuận, nhiều gian thương đã thu mua số lượng lớn tôm phế phẩm - một dạng tôm ươn, chất lượng kém - rồi "hô biến" thành tôm khô mang lại lợi "siêu khủng". Để thu hút khách hàng, các chủ sản xuất đã tẩm hóa chất để tăng hương vị, màu sắc, dùng phẩm màu chứa hóa chất để sơ chế "biến" tôm thối thành đồ khô ngon, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Tôm ươn được "phù phép" thành tôm tươi, thơm, ngon, màu hồng bắt mắt nhờ hóa chất

Hiện tôm khô có giá từ 700.000 đồng đến 1,3 triệu đồng/kg được bán tràn lan tại chợ, cửa hàng tạp hóa. Tất cả các loại tôm khô được bày bán đều không có nhãn mác, ngày sử dụng, nguồn gốc sản xuất... nhưng vẫn được bán đến tay người tiêu dùng.

3. "Công nghệ" chế biến tôm khô tẩm hóa chất siêu bẩn

Tại thị trấn Vàm Láng (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) vào năm 2013, "công nghệ" chế biến tôm khô ở đây rất đơn giản và trông cực kỳ... bẩn!

Ban đầu, các cơ sở mua tôm biển đông lạnh từ các vựa về đưa cho lao động nữ tập trung ngồi xoay vòng "chích" lấy hết cát trên lưng, sau đó mang đi rửa sạch, rồi cho vào chảo to luộc chừng 10 phút, vớt mang ra ngoài sân trần phơi khô, nắng tốt thì 2 ngày, còn nắng yếu mất 3 ngày. Cuối cùng là mang vào nhà "đập" bóc vỏ tôm ra là thành "tôm khô". Tất cả các công đoạn nói trên đều sử dụng bằng tay (không mang găng).

Đặc điểm vỏ tôm bạc có màu vàng trắng nên trước khi luộc tôm các hộ sản xuất đều có bỏ vào chút ít phẩm màu đỏ công nghiệp để cho màu con tôm đỏ, hấp dẫn. Ngay cả tôm đất tự nhiên đánh bắt trong các ao nước lợ, do có màu đỏ nhạt nên họ cũng làm như vậy. Chủ một hộ chuyên sản xuất tôm khô thừa nhận, tùy theo "nhận thức" kinh doanh của mỗi người mà sử dụng các loại hóa chất khác nhau. Người nào ham lãi cao thì dùng phẩm màu đỏ giá 20.000 đồng/kg, lãi thấp hơn thì dùng hóa chất có tên Wilton giá bán 200.000 đồng/kg.

Cách phân biệt tôm khô tẩm hóa chất và tôm khô tự nhiên

Theo các chuyên gia, chất carmine là loại phẩm màu đỏ hay được các gian thương dùng để nhuộm màu cho tôm khô. Chất carmine sẽ làm cho tôm có màu đỏ thắm, hấp dẫn. Tuy nhiên, chất này có thể gây hại cho con người nếu không sử dụng đúng liều lượng cho phép.

Để phân biệt tôm khô tự nhiên với tôm khô nhuộm hóa chất, người tiêu dùng nên lưu ý tôm khô được nhuộm màu hóa học thường có màu sắc bắt mắt, sặc sỡ nhưng trông kém tự nhiên hơn tôm khô màu tự nhiên. Cụ thể, với tôm khô tự nhiên sẽ có màu hồng ở phần đuôi tôm, phần bụng tôm có màu hơi trắng ngà của thịt tôm, phần sống lưng vẫn còn ruột tôm màu đen. Còn đối với tôm tẩm hóa chất, màu tôm có thể có màu cam, đỏ hoặc hồng chóe đều khắp thân tôm.

Tránh mua tôm khô to hơn chiếc đũa vì đó phần lớn là tôm sú nuôi hoặc tôm chón hoặc tôm được ngâm hóa chất cho nở to ra. 
Bảo Nhi H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn