Trẻ ăn nhiều vẫn còi: Tại mẹ!

Để con phát triển khỏe mạnh và toàn diện các mẹ phải chăm con khoa học, đúng cách

Để việc cho bé ăn không còn là cực hình

Cho bé ăn hải sản để ngủ ngon

Đậu phụ, không thể thiếu cho bé ăn dặm

Cho bé ăn giá, 3 tuần tăng 1kg?

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm?

Cho con ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng chưa chắc đã tốt 

Các mẹ hay có thói quen cho con ăn nhiều thịt, cá, trứng, tôm, cua… vì nghĩ đó là thức ăn bổ dưỡng và tốt cho bé, cho nhiều hơn một chút càng tốt. Nhưng với trẻ nhỏ lượng thức ăn đưa vào cơ thể phải phù hợp và có liều lượng, nếu cho con ăn lượng đạm quá nhiều dễ làm bé bị rối loạn tiêu hóa và nguy cơ bé mắc chứng biếng ăn gia tăng.

Bắt con tập ti bình khi mẹ vẫn đang còn sữa

Rất nhiều bà mẹ có tâm lý muốn tập cho con bú bình vì tới thời điểm mẹ phải đi làm. Đây là một điều hoàn toàn sai lầm. Khi mẹ đi làm có thể vắt sữa để nhà cho bé ăn. Nếu bé không chịu ti bình thì cho bé ăn bằng thìa. Bởi khi bé đã bú bình quen, bé có thể bỏ bú mẹ và như thế nguồn sữa của mẹ sẽ sớm bị kiệt. 

Tập cho bé bú bình quá sớm là quan điểm sai lầm của nhiều bà mẹ

Ngoài lý do đi làm, nhiều bà mẹ tập cho con bú bình vì muốn con ăn sữa ngoài để bổ sung đầy đủ dưỡng chất hơn cho trẻ. Đây cũng là một quan niệm vô cùng sai lầm bởi sữa mẹ là loại sữa tốt nhất và an toàn nhất đối với trẻ. Quan trọng hơn cả là trong sữa mẹ có kháng thể của bà mẹ vì thế trẻ sẽ có sức đề kháng tốt để chống trọi với bệnh tật. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những đứa trẻ bú mẹ trong vòng 6 tháng đầu thường ít khi bị ốm hoặc nhiễm các loại bệnh dịch.

Cho con ăn nhiều nước hầm xương

Tâm lý khi nấu cháo hoặc bột cho bé, các mẹ rất chuộng nước hầm xương, vì suy nghĩ sai lầm: nước hầm xương chưa nhiều chất dinh dưỡng, bổ sung calci, cho con ăn nhiều sẽ giúp xương chắc khỏe. Hơn nữa, nước hầm xương có vị ngọt tạo cảm giác ngon miệng nên các bé rất thích ăn. Nhưng thực chất chất dinh dưỡng có trong nước hầm xương rất ít, hầu như không có calci và đạm, trong tủy xương có nhiều chất béo động vật, nếu cho con ăn nhiều sẽ khó tiêu hóa.

Thực chất dinh dưỡng có trong nước hầm xương rất ít

Các mẹ lạm dụng nhiều nước hầm xương mà không cho con ăn kết hợp thịt sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và lâu dần làm bé biếng ăn, còi cọc.

Luôn ưu tiên những món con thích

 Hầu như các bé đều thích ăn thịt nhiều hơn ăn cá hoặc các loại hải sản. Có nhiều bé thậm chí chỉ thích ăn cơm trắng với nước canh và không chịu ăn rau. Những thói quen đó thực sự rất nguy hiểm đến sự cân bằng dinh dưỡng và phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Nhiều mẹ chỉ cần con ăn được nhiều hay chiều chuộng con mà luôn ưu tiên những món con thích bằng cách thực đơn đi chợ chỉ chăm chăm những món khoái khẩu của con. Chính sự ưu tiên đó làm cho thực đơn của trẻ nhỏ bị mất cân bằng dinh dưỡng khiến con chậm phát triển.

Cho con ăn thức ăn xay nhuyễn

Có nhiều bé đã lớn rồi nhưng các mẹ vẫn xay thức ăn thật nhuyễn cho con. Điều đó tưởng chừng tốt cho dạ dày của bé, nhưng vô tình làm cho con bạn mất khả năng cảm nhận hương vị của các món ăn, vì thức ăn đưa vào miệng là con nuốt chửng luôn, lâu đần khiến bé nhanh chán và biếng ăn.

Đồ ăn nhuyễn ảnh hưởng không tốt đến sự ăn uống và công năng tiêu hóa của trẻ

Thường xuyên cho con ăn cháo dinh dưỡng

Gần đây, các mẹ bận rộn thường mua cháo dinh dưỡng chế biến sẵn cho con ăn. Ngoài ra, một số người thích mua cháo dinh dưỡng không phải vì không có có thời gian chế biến mà vì nghe đồn thổi, hoặc tự mặc định vì nó là cháo dinh dưỡng nên mua ở đâu, ăn thế nào cũng tốt cho con.

Nhiều trẻ ăn cháo dinh dưỡng mua ngoài đường thường không tăng cân do cháo loãng, không đủ chất. Một số trẻ phải đến bệnh viện vì nôn và tiêu chảy do cháo không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cách nhận biết trẻ được nuôi dưỡng đúng:

- Trẻ được nuôi dưỡng đúng là trẻ đước “ăn no“ theo đúng khoa học nghĩa là đầy đủ khối lượng thức ăn, đầy đủ các chất dinh dưỡng và có sự cân đối các chất dinh dưỡng.
- Để biết chính xác trẻ có thường xuyên được ăn no đủ hay không thì cần theo dõi cân nặng bởi vì trong những năm đầu nhất là năm đầu tiên, cơ thể trẻ phát triển rất nhanh.
- Trẻ 6 tháng tuổi cân nặng gấp 2 lần so với khi mới sinh và sẽ tăng gấp 3 lần khi được 12 tháng tuổi.
- Bà mẹ cần quan tâm thường xuyên tới sức khỏe của con bằng cách làm quen và sử dụng tốt biểu đồ tăng trưởng.
Thùy Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ