Bệnh mề đay có thể gây phản ứng nghiêm trọng dẫn đến ngất, sốc và tử vong
54% bệnh nhân mề đay mạn có triệu chứng đau dạ dày
Nhận biết và điều trị mề đay
Nổi mề đay không rõ nguyên nhân
Bị mề đay 10 năm dùng Phụ Bì Khang có khỏi được không?
Lá khế trị mề đay thần diệu
Ai dễ bị nổi mề đay do lạnh?
Tình trạng nổi mề đay do lạnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, tuy nhiên thường gặp nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mề đay do lạnh: Cơ địa dị ứng với nhiệt độ lạnh, do di truyền, do nhiễm virus và một số bệnh lý khác (như mycoplasma, viêm phổi…). Trong đó, cơ địa dị ứng là nguyên nhân chủ yếu, cơ thể nhạy cảm với các yếu tố kích thích như lạnh, ẩm đột ngột.
Người mẫn cảm với lạnh có thể nổi mề đay ở vùng da tiếp xúc với lạnh hoặc khắp thân mình. Nếu bị ngâm nhúng một phần chân tay trong nước lạnh có thể gây ra các triệu chứng toàn thân nặng hoặc bị sốc.
Đa số các phản ứng nổi mề đay lạnh xảy ra khi da tiếp xúc với nhiệt độ từ 4 - 10oC, một số người nổi mề đay ở nhiệt độ ấm hơn. Điều kiện lạnh ẩm và gió có thể làm tăng nguy cơ nổi mề đay.
Biểu hiện nổi mề đay do lạnh ở môi
Ngứa, sẩn đỏ trên da
Triệu chứng nổi mề đay xuất hiện ngay sau khi da tiếp xúc đột ngột với không khí lạnh hoặc nước lạnh. Đặc trưng của bệnh là các mảng mẩn đỏ trên da kèm theo ngứa dữ dội, càng gãi càng ngứa, có khi bệnh nhân gãi đến chảy máu vẫn không đỡ ngứa. Các mảng mẩn đỏ có thể xuất hiện ở khắp cơ thể, đường kính từ vài mm đến vài cm, khi lặn đi thường không để lại dấu vết gì.
Triệu chứng ngứa phát ban (wheals) trên diện tích da tiếp xúc với lạnh, thường kéo dài khoảng nửa giờ. Sưng tay khi đang cầm nắm các vật lạnh. Sưng môi khi ăn thức ăn lạnh. Sưng lưỡi và họng, có thể gây khó thở do phù nề hầu họng hay đường hô hấp. Bệnh nhân có thể bị bất tỉnh, nhịp tim nhanh, sưng chân tay hoặc thân mình, đau bụng, nôn, tiêu chảy, phù não, khó thở cấp tính rất nguy hiểm đến tính mạng.
Mề đay do lạnh có thể được điều trị bằng cách tránh phơi nhiễm với nhiệt độ, dùng thuốc ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng: thuốc kháng histamin giúp giảm ngứa và nổi mề đay như loratadine, fexofenadine, cetirizine… Nếu mề đay do lạnh vì một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn thì cần dùng thuốc điều trị bệnh nền đó như: cảm cúm, nhiễm virus, mycoplasma, viêm phổi…
Phòng ngừa tái phát
Giữ ấm cơ thể là cách phòng bệnh hiệu quả nhất
Bạn cần tránh nhiễm lạnh, không ngâm tay chân trong nước lạnh, không lội qua sông, qua suối khi trời lạnh vì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Không có cách nào để tránh bị nổi mề đay do lạnh ở lần đầu tiên, nhưng có thể phòng ngừa bệnh tái phát.
Người bị bệnh mề đay nên kiêng các loại thức ăn như tôm, cua, ốc, lạc, dứa… Không nên uống rượu, bia bởi các thức uống này là các yếu tố thuận lợi cho bệnh mề đay xuất hiện hoặc tái phát. Tránh để lạnh xảy ra đột ngột, khi thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh, cần mặc đủ ấm, nhất là khi ra khỏi nhà và không nên nằm ngủ trong phòng có gió lùa lạnh. Giữ vệ sinh răng miệng, đường hô hấp trên miệng, mũi, hầu họng để tránh mắc các bệnh do vi khuẩn, virus. Hàng ngày, nên đánh răng sau bữa ăn và sau khi ngủ dậy, súc miệng bằng nước muối sinh lý. Khi bị nổi mề đay, bạn cần hạn chế gãi để tránh gây xây xát, chảy máu, bội nhiễm da, mưng mủ dễ gây biến chứng nặng.
Bình luận của bạn