54% bệnh nhân mề đay mạn có triệu chứng đau dạ dày

15-20% dân số mắc bệnh

Theo số liệu của BV Da liễu TP.HCM, 15-20% dân số mắc bệnh mề đay ít nhất một lần trong đời.

Triệu chứng thường thấy của bệnh mề đay là da nổi mẩn và nhiễm trùng (chủ yếu là viêm đường hô hấp). Những người có cơ địa dị ứng, viêm mũi dị ứng và viêm da tiếp xúc thường mắc bệnh mề đay. Đặc biệt, có 33% bệnh nhân đến khám mề đay có tiền sử gia đình bị bệnh này.


15-20% dân số bị mắc bệnh mề đay ít nhất một lần trong đời

 

Mặc dù là một bệnh dễ chẩn đoán nhưng đến nay mề đay vẫn còn gây nhiều khó khăn trong việc theo dõi và điều trị vì không thể đoán trước được diễn tiến bệnh cũng như khả năng thuyên giảm tự phát.

54% BN mề đay mạn có triệu chứng đau dạ dày

 

Mề đay mạn có thời gian mắc bệnh kéo dài trung bình từ 1 đến 5 năm hay có thể 10 năm, gây nản lòng cho cả BN và thầy thuốc. Bệnh mề đay mạn tuy chiếm tỷ lệ thấp trong dân số nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.


Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)

 

Các chuyên gia đã có nhiều tranh cãi về nguyên nhân gây bệnh mề đay mạn. Đặc biệt, họ nhấn mạnh đến tình trạng nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) tại dạ dày, sự liên quan với cơ địa dị ứng, thức ăn, nhiễm ký sinh trùng. Khoảng 54% BN mề đay mạn có triệu chứng đau dạ dày. Kết quả xét nghiệm HP cho thấy tỷ lệ dương tính chiếm 60% BN mề đay mạn.

Phòng ngừa bệnh mề đay

Việc phòng ngừa và hạn chế bệnh tùy thuộc vào các nguyên nhân gây dị ứng. Ví dụ, BN phải mặc ấm nếu dễ dị ứng vì lạnh; ăn uống cẩn thận nếu dễ dị ứng cá, gà, tôm hay sứa; dị ứng do tiếp xúc qua da, BN nên thử mỹ phẩm trước khi sử dụng… Bên cạnh đó, cần vệ sinh sạch sẽ thân thể và nhà cửa thường xuyên, giúp da hạn chế tiếp xúc các yếu tố gây dị ứng như các ký sinh trùng (bọ chét, chấy rận, mạt nhà…), nấm mốc, lông động vật để phòng ngừa bệnh

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu