Dùng đu đủ, trứng gà, vỏ đậu xanh... chế biến món ăn khi cơ thể không
kịp thích ứng với môi trường - Ảnh: K.Vy - Đ.N.Thạch
"Lục dâm" thuộc sự biến hóa khí hậu trong tự nhiên, nếu không gây hại đối với cơ thể thì gọi là "lục khí"; nhưng nếu môi trường, khí hậu biến chuyển quá chênh lệch và đột ngột, khi cơ thể không thể thích ứng, tức sẽ sinh ra bệnh.
Ngoại cảm phong hàn - nếu gặp phải phong hàn sẽ có các triệu chứng: nhức đầu, sợ gió, phát sốt, ngứa họng, ho và mạch phù. Triệu chứng lâm sàng nổi bật là sợ lạnh, nhức đầu, đau khớp, không ra mồ hôi, miệng không khát, rêu lưỡi trắng nhầy... Lúc này ta có thể dùng món canh trứng - hành, bằng cách dùng các nguyên liệu: hành 3 cọng, cắt nhỏ; trứng gà 1 quả. Cách làm: Nước đun sôi, trứng gà đập ra, khuấy đều đổ vào, thêm vào cọng hành đã cắt và dùng ngay lúc còn nóng. Lưu ý, với người chưa hết cảm phong hàn, có thể dùng liên tục nhiều lần.
Với trường hợp phong nhiệt, cơ thể có biểu hiện triệu chứng như sợ nóng, sợ gió, đặc điểm lâm sàng chủ yếu là sợ lạnh không thấy rõ, đau họng, miệng khô, lưỡi đỏ... Lúc này ta có thể dùng nước đu đủ, bằng cách lấy 0,5 kg đu đủ (chọn đu đủ chín, hoặc hườm), đường trắng và nước cốt chanh vừa đủ. Cách làm: Đu đủ rửa sạch, gọt vỏ bỏ hột, cắt nhỏ xay nhuyễn, thêm nước vừa đủ, đường trắng, nước cốt chanh, trộn đều thì dùng. Hoặc có thể dùng nước vỏ đậu xanh, bằng cách lấy vỏ đậu xanh 15 gr, đường trắng 15 gr. Cách làm: Vỏ đậu xanh đun nước đến chín, nêm đường trắng thì dùng.
Nếu phong tà xâm nhập kim lạc - với đặc điểm chính là tê dại tại chỗ, liệt, thì dùng gừng già cắt lát rồi dán lên chỗ tê, mỗi lần dán 5 phút. Người bị phong hàn chưa hết có thể tiếp tục dùng nhiều lần.
Nếu phong hàn thấp tý - với đặc điểm là đau cơ, khớp, thì dùng nam ngũ gia bì 100 gr, cắt nhuyễn đem ngâm trong một lít rượu trắng (ngâm 1 tháng thì mới dùng). Lưu ý: Với người có a xít uric cao, thống phong, rối loạn chức năng gan, người bị viêm gan, thì kiêng dùng cách này.
Bình luận của bạn