Thích uống cà phê nhưng sợ răng ố vàng, phải làm sao?

Làm sao khắc phục tình trạng răng ố vàng mà không phải từ bỏ ly cà phê yêu thích?

Uống cà phê có lợi gì cho sức khỏe?

Uống cà phê có thể giúp ngăn ngừa sỏi mật?

Kế hoạch giúp bạn bỏ cà phê "nhẹ như không": Chỉ mất 5 ngày

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn bỏ cà phê?

Tại sao uống cà phê có thể khiến răng ố vàng?

Men răng (lớp phủ cứng bên ngoài bảo vệ răng) có nhiều khoảng trống siêu nhỏ. Khi thức ăn và đồ uống bị mắc kẹt trong những khoảng trống này, chúng sẽ làm lớp ngoài cùng của răng bị đổi màu, ố vàng.

Tuy nhiên, nếu thức ăn, đồ uống mắc kẹt lâu tại đây, chúng sẽ dần ảnh hưởng tới các lớp bên trong của răng. Do đó, thường xuyên uống cà phê có thể khiến răng ố vàng theo thời gian.

Dưới đây là một vài cách giảm tình trạng răng ố vàng khi uống cà phê bạn có thể thử áp dụng ngay:

Đánh răng thường xuyên

Nguyên nhân chính khiến răng ố vàng là do sự tích tụ mảng bám trên men răng. Do đó, đánh răng thường xuyên, hoặc tốt nhất là đánh răng sau khi uống cà phê và tới nha sỹ để làm sạch răng thường xuyên là những cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng răng ố vàng do uống nhiều cà phê.

Đánh răng giúp ngăn ngừa tình trạng răng ố vàng do uống nhiều cà phê

Dùng chỉ nha khoa

Chỉ đánh răng không thôi là chưa đủ để loại bỏ hết tất cả các mảng bám trên răng. Bất cứ mảng bám nào còn sót lại đều có thể cứng lại và trở thành cao răng, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Dành vài phút dùng chỉ nha khoa mỗi ngày có thể giúp loại bỏ mảng bám hiệu quả hơn, từ đó cải thiện sức khỏe răng miệng tổng thể.

Dùng ống hút

Dùng ống hút khi uống cà phê sẽ giúp hạn chế lượng cà phê chạm vào răng khi bạn uống. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ gây ố vàng răng từ cà phê.

Dùng baking soda và oxy già

Bạn có thể pha một chút baking soda với oxy già (hydrogen peroxide) để được hỗn hợp hơi loãng. Dùng hỗn hợp baking soda và oxy già để đánh răng có thể giúp răng trắng sáng hơn đôi chút, giảm tình trạng răng ố vàng do uống nhiều cà phê. Tuy nhiên, bạn nên chú ý không dùng quá nhiều baking soda vì điều này có thể gây hại cho men răng.

Thêm sữa vào cà phê

Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Dental Hygiene (Mỹ) cho thấy, casein - một loại protein chính có nhiều trong sữa động vật, có thể bám vào tannin (chất mang lại vị đắng cho các loại đồ uống như trà, cà phê). Khi tannin kết hợp với casein, chúng sẽ khó bám lại trên men răng, do đó làm giảm nguy cơ răng bị ố vàng.

Uống vài ngụm nước lọc khi uống cà phê

Uống chút nước lọc có thể giúp rửa trôi cà phê nhanh chóng trước khi chúng bắt đầu bám sâu vào men răng của bạn.

Uống nhanh hơn

Uống cà phê nhanh hơn đồng nghĩa với việc thời gian cà phê tiếp xúc với răng của bạn cũng ngắn hơn. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ răng bị ố vàng, xỉn màu.

Nhai kẹo cao su không đường

Nhai kẹo cao su không đường có thể giúp làm tăng lượng nước bọt trong miệng, từ đó giúp rửa trôi acid và mảng bám trên răng. Theo Hiệp hội Nha khoa (Mỹ), nhai kẹo cao su không đường trong 20 phút sau khi ăn hoặc uống có thể giúp phòng ngừa sâu răng.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Răng hàm mặt