GS.TS Nguyễn Khánh Trạch đang thăm khám cho bệnh nhân Nguyễn Thị Chung (Tiên Du, Bắc Ninh)
Khám giáo sư: 4 phút chớp nhoáng!
Bắt khẩn cấp đối tượng hành hung các bác sỹ tại bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai: 3 cán bộ y tế bị hành hung
Tái hiện bệnh viện Bạch Mai trong trận bom B52 năm 1972
Tại Khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Bạch Mai, có 7 phòng khám các chuyên khoa: Nội tiết – Đái tháo đường, Cơ xương khớp, Thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, Hô hấp, Nội tổng quát. Hàng ngày, có các giáo sư, chuyên gia đầu ngành của các viện, khoa của Bệnh viện và trường Đại học Y Hà Nội trực tiếp tham gia khám chữa bệnh. Giá khám chữa bệnh được niêm yết công khai: Khám bác sỹ, thạc sỹ: 100.000 đồng/lần, khám Giáo sư: 200.000 đồng/lần.
Bệnh nhân muốn khám bệnh gì, giáo sư, bác sỹ nào chỉ cần thông báo ở bàn đăng ký, sẽ được nhân viên đăng ký cấp số thứ tự và phiếu khám.
Quy trình khám giáo sư
8h sáng một ngày tháng 11, trước cửa phòng khám GS. Trạch, chúng tôi (PV) không mấy bất ngờ khi thấy bệnh nhân đã đứng ngồi chật kín cả hành lang chờ. Do lượng người thăm khám đông nên việc chờ lâu mới tới lượt là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc “chầu chực” vài tiếng để được chính GS. Trạch thăm khám lại là điều được các bệnh nhân trông đợi và hài lòng.
Khác với quy trình khám bệnh thông thường, khám GS, bạn sẽ phải trải qua nhiều công đoạn: Lấy số, gửi số và phiếu cho y tá, giáo sư thăm khám, làm xét nghiệm, giáo sư đọc xét nghiệm và cho đơn thuốc, tái khám (nếu cần). Khám giáo sư 4 phút chớp nhoáng như báo chí phản ánh hóa ra chỉ là công đoạn thứ 3: Thăm khám!
Nếu tính chi ly, bạn sẽ mất nhiều thời gian, vì phải làm các xét nghiệm và quay trở lại phòng khám để giáo sư đọc xét nghiệm, cho đơn thuốc và dặn dò. Thế nhưng, đa số bệnh nhân khi được hỏi đều cảm thấy vô cùng yên tâm khi được chính GS Trạch khám và chỉ định đơn thuốc.
Có thể khẳng định không quá rằng, không ở đâu mà bác sỹ lại cẩn thận và chi tiết ghi chép về từng bệnh nhân như ở đây. Giáo sư Trạch có một cuốn sổ “thiên tào” ghi chép cẩn thận ngày khám, số thứ tự, tên bệnh nhân, tuổi, quê quán, triệu chứng và ghi chú… (Theo tìm hiểu của PV, không GS. Trạch mà các GS, PGS, bác sỹ khám ở khu phòng khám này đều có một cuốn sổ như thế). Mỗi bệnh nhân đến khám sẽ được giáo sư ân cần hỏi han: “Bây giờ ông/bà/anh/chị/cháu thấy trong người thế nào? Có triệu chứng đó lâu chưa? Ăn uống nghỉ ngơi tốt không? Đi vệ sinh ra sao?...”.
GS.TS Nguyễn Khánh Trạch ghi chép cẩn thận các triệu chứng của từng bệnh nhân
Sau đó là đến phần thăm khám bằng đôi bàn tay “kỳ diệu”. Nói là “kỳ diệu” bởi giáo sư dùng đôi bàn tay hơn 50 năm kinh nghiệm của mình kiểm tra từng vị trí đau tức hay phình chướng trên bụng bệnh nhân… Sau khi thăm khám cẩn thận, giáo sư sẽ chỉ định các xét nghiệm cần thiết mà bệnh nhân phải thực hiện để chẩn đoán chính xác từng căn bệnh.
Chỉ trong một buổi sáng (từ 8h - 12h), giáo sư sẽ tuần tự thực hiện 35 lần như thế cho 35 bệnh nhân, nhưng kỳ lạ là không một lần thấy giáo sư bực mình hay quát nạt ai, cho dù có những chuyện “dở khóc dở cười” bên trong phòng khám.
Những câu chuyện dở khóc dở cười
Có đến tận nơi, nhìn tận mắt và nghe tận tai mới thấu cảm được sự tận tụy của những GS, PGS hay các chuyên gia, bác sỹ tại các phòng khám theo yêu cầu này, vừa phải phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng, vừa phải chịu đựng những bệnh nhân “có 1 không 2”.
Ông Nguyễn Văn C. (64 tuổi, trú tại Phủ Lý, Hà Nam), khi đến khám luôn miệng kêu ca: “Bác sỹ thương em. Em là người có công, đi bộ đội về mới biết mình có giấy báo tử, vợ bỏ đi lấy chồng khác. Nay lại thêm bệnh tật”. Sau khi được giáo sư chỉ định làm các xét nghiệm, bệnh nhân C. lại kêu ca nhiều hơn: “Bác sỹ thương em cho em đơn thuốc thôi. Em không có đủ tiền để xét nghiệm”. Khi được giải thích là quy trình khám bệnh nhất định phải như thế, nếu không xét nghiệm thì rất khó để chẩn đoán chính xác căn bệnh của bệnh nhân, thì bệnh nhân C. cũng đồng ý làm 01 xét nghiệm với thái độ vô cùng miễn cưỡng.
Chị Nguyễn Thị Th. (40 tuổi, Tiên Du, Bắc Ninh) chỉ mua phiếu đăng ký khám cho con gái, nhưng lại đòi giáo sư khám cho cả 2 mẹ con, với lý do: Thấy tiện thì khám!
GS Trạch kiểm tra từng vị trí đau tức và phình chướng trên bụng bệnh nhân
Khác với các bệnh nhân trên, anh Nguyễn Xuân N. (29 tuổi, trú tại Thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) đi tái khám nhưng không mang phiếu xét nghiệm và đơn thuốc cũ mà muốn giáo sư tự “đọc” bệnh của mình. “Chúng tôi không phải là thầy bói để biết được bệnh trong quá khứ của từng người. Bệnh nhân đi khám không mang giấy cũ sẽ rất khó cho chúng tôi và khó cho cả người bệnh”, giáo sư Nguyễn Khánh Trạch lắc đầu nói.
Cũng có trường hợp, đến khám, làm các xét nghiệm đầy đủ từ A đến Z, bác sỹ cho đơn thuốc nhưng lại về mua thuốc Đông y điều trị vì “thấy cũng hiệu quả”. Trao đổi về vấn đề này, giáo sư Trạch chia sẻ: Có những bệnh khám Tây y và Đông y khác hẳn nhau. Thuốc Tây y điều trị triệu chứng cho bệnh mà bác sỹ Tây y đã chẩn đoán, do vậy không nên dùng thuốc Đông y để chữa bệnh Tây y và ngược lại. Tuy nhiên, tùy theo bệnh và giai đoạn có thể kết hợp cả thuốc Tây y và Đông y trong điều trị, nhưng cần phải có sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa.
Kỳ cuối: Cần hiểu đúng về khám giáo sư
Bình luận của bạn