Muốn trẻ không bị đái tháo đường type1: Hãy quan tâm tới omega-3

Omega-3 tốt cho cả mẹ và trẻ

Bà bầu uống bổ sung omega -3 khi mang thai sao cho đúng?

Acid béo omega-3 giúp giảm thiểu tác hại do ô nhiễm không khí

Cải thiện sức khỏe tổng thể nhờ 3 loại TPCN giá rẻ

5 TPCN hầu như ai cũng nên dùng

Đái tháo đường type 1 là một rối loạn tự miễn, trong đó các tế bào miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào được gọi là beta. Các tế bào beta có trách nhiệm tạo ra insulin nên rất cần thiết để làm hạ đường huyết. Do đó, ở bệnh đái tháo đường type 1,vì cơ thể không thể sản xuất ra insulin nên bệnh nhân mắc bệnh này phải dùng bổ sung insulin ở ngoài vào cơ thể cả đời.

Đái tháo đường type 1 còn được gọi là đái tháo đường/tiểu đường vị thành niên vì bệnh này thường được chẩn đoán khi bệnh nhân ở độ tuổi từ 15 - 19.

Để ngăn ngừa sự khởi phát của đái tháo đường type 1, TS. Sari Niinistö tới từ Viện Y tế và Phúc lợi quốc gia (Helsinki, Phần Lan) và nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra liệu rằng lượng acid béo omega-3 trong sữa mẹ có thể giúp ngăn ngừa đái tháo đường type1 ở trẻ sơ sinh hay không.

Omega-3 là một loại chất béo không bão hòa đa - nghĩa là chất béo “tố” và được tìm thấy nhiều nhất trong viên dầu cá, cá béo và một số loại hạt, rau củ quả, các loại dầu thực vật khác.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dụng dữ liệu từ Nghiên cứu Dự báo và Ngăn ngừa Đái tháo đường type 1 Phần Lan. Nhóm đã kiểm tra xem liệu mức omega-3 huyết thanh trong giai đoạn phôi thai có liên quan đến sự phát triển tự miễn ở trẻ - đối tượng có nguy cơ cao mắc đái tháo đường type 1 hay không.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra 7.782 trẻ sơ sinh từ 3 - 24 tháng tuổi, có nguy cơ di truyền đái tháo đường type 1. Nhóm theo dõi các kháng thể tế bào đảo tụy (islet - tế bào của tuyến tụy, sản xuất insulin) của trẻ và lấy mẫu máu thường xuyên (cho tới tận khi trẻ 15 tuổi).

Các nhà nghiên cứu cũng sử dụng bảng câu hỏi và sổ ghi chép chế độ ăn để theo dõi việc sử dụng sữa mẹ và sữa công thức - 2 nguồn acid béo chính cho trẻ sơ sinh.

Trong số trẻ sơ sinh này, 240 trẻ đã phát triển các kháng thể tế bào đảo tụy. Các nhà nghiên cứu cũng đã phân tích các mẫu acid béo huyết thanh được thu thập ở khi trẻ 3 và 6 tháng tuổi.

Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm kiếm insulin và decarboxylase axit glutamic tự kháng thể ở những bệnh nhân này. Đây đều là dấu hiệu của đái tháo đường type 1.

Kết quả cho thấy: Axit béo omega-3 trong huyết thanh cao tương quan với việc giảm nguy cơ tự miễn insulin. Dường như, hàm lượng acid docosahexaenoic và acid docosapentaenoic cao gây ra điều này. Tuy nhiên, một tỷ lệ cao của acid alpha-linolenic trên acid docosahexaenoic (tỷ lệ cao giữa omega-6 và omega-3) lại liên quan đến nguy cơ tự miễn dịch cao hơn.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối tương quan giữa acid béo và sữa.

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ làm tăng nồng độ acid béo trong huyết thanh (như acid pentadecanoic, acid palmitic, acid docosapentaenoic và acid docosahexaenoic) và có nguy cơ tự miễn dịch thấp hơn so với trẻ sơ sinh uống sữa công thức.

Đó chính là lý do vì sao trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ và người mẹ cũng nên được bổ sung omega-3 đầy đủ.

Phụ nữ mang thai nên dùng ít nhất 250mg omega-3, với khoảng 200mg DHA mỗi ngày và 50mg EPA trong suốt quá trình mang thai. Bạn không nên sử dụng omega -3 với số lượng nhiều bởi sẽ gây các tác dụng phụ như phân lỏng, ợ nóng, đau bụng có thắt hoặc thậm chí là xuất huyết trong. Trước khi bổ sung omega -3 bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ bởi liều lượng và thời điểm bổ sung phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của tùy từng bà bầu để tránh uống quá liều.
Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất