Nam giới sẽ được hưởng chế độ thai sản

Thêm nhiều quyền lợi cho người tham gia BHYT trong Luật BHYT sửa đổi

Đìu hiu khám bảo hiểm tại trạm y tế

BHYT: Người dân vẫn thờ ơ

Chi trả bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS

Bổ sung thuốc mới vào danh mục bảo hiểm chi trả

Khởi tố vụ rút ruột bảo hiểm y tế tại Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội

Thêm nhiều mức hỗ trợ

Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH) thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức BHXH đóng.

TS Nguyễn Thị Minh – Thứ trưởng Bộ Tài chính, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho biết: “Về chế độ, chính sách BHXH, nhìn chung các thay đổi đều hướng đến tính nhân văn, nhân đạo và bảo đảm công bằng xã hội. Riêng đối với chế độ thai sản, lần đầu tiên trong chính sách BHXH, nam giới được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản để chăm sóc gia đình khi vợ sinh con với nhiều mức hưởng khác nhau tùy theo số con được sinh, phương thức sinh và cũng lần đầu tiên Luật quy định mang tính nguyên tắc về quyền hưởng chế độ thai sản đối với người mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ...”

Ngoài ra, đối tượng đóng BHYT liên tục trên 5 năm, đã thanh toán tiền khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở sẽ được hưởng 100%.

TS Nguyễn Thị Minh - Thứ trưởng Bộ Tài chính, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam

Quy định mới trong Luật sửa đổi còn mở rộng đối tượng được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh như: binh sỹ quân đội đang tại ngũ; học viên công an nhân dân; cựu chiến binh; người được hưởng BHXH hàng tháng; người thuộc hộ gia đình nghèo; cha đẻ mẹ đẻ, vợ/chồng, con của liệt sỹ…

Tăng mức hưởng BHYT của thân nhân người có công cách mạng và người thuộc hộ gia đình cận nghèo từ 80% lên 95%.

Mức hỗ trợ cho trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến được quy định như sau: tuyến huyện đưỡc hỗ trợ 70%, tuyến tỉnh được hỗ trợ 60%, tuyến Trung ương được hỗ trợ 40%.

Mở rộng đối tượng tham gia

Đối tượng tham gia BHYT mở rộng một cách đáng kể nhằm thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân, cụ thể:

Hồ sơ cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi sẽ không cần bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh, ngoài tờ khai tham gia bảo hiểm y tế chỉ cần bổ sung danh sách tham gia BHYT do Ủy ban nhân dân xã/phường lập.

- Bổ sung đối tượng được đóng BHYT bằng ngân sách Nhà nước: Người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.

- Bổ sung đối tượng được BHXH đóng BHYT:

+ Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày;

+ Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

- Thành viên trong hộ gia đình (trừ trường hợp đã tham gia BHYT theo hợp đồng lao động, theo chế độ với người có công, bảo trợ xã hội, học sinh, sinh viên…) cũng sẽ phải tham gia BHYT, mức đóng cụ thể như sau:

+ Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;

+ Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;

+ Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Bộ trưởng Bộ Y tế thăm hỏi bệnh nhân tình hình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Đồng thời, để kiểm soát lại vấn đề vượt tuyến, luật mới cũng đưa ra các quy định đối với trường hợp người dân tự vượt tuyến. “Khi khám chữa bệnh đúng tuyến thì quỹ BHYT thanh toán theo 3 mức: 100%, 95%, 80% tùy theo nhóm đối tượng, cơ sở khám chữa bệnh. Riêng trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến, để tránh tình trạng quá tải tuyến trên, lần này luật không thanh toán cho khám chữa bệnh ngoại trú”, bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), cho biết.

Tuy nhiên, những ưu đãi dành cho đối tượng điều trị nội trú vượt tuyến lại được nâng lên khá nhiều, với lý do người bệnh phải điều trị nội trú thường mang bệnh nặng, cần được ưu tiên về điều kiện chữa trị. Theo quy định mới, người điều trị nội trú trái tuyến sẽ được chi trả lần lượt 40%, 60%, 70% lần lượt đối với bệnh viện tuyến Trung ương, tỉnh/thành, quận/huyện. Mức chi trả sẽ lên đến 100% ở bệnh viện tuyến quận/huyện từ ngày 1/1/2016 và BV tuyến tỉnh/thành từ ngày 1/1/2021.

Tăng mức phạt doanh nghiệp trốn đóng BHYT

Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ thì không những phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng (tăng gấp đôi so với trước đây).

Ngoài ra người sử dụng lao động còn phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có BHYT.
Vi Dũng H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin