Nấm mối bổ thế nào mà các bà vợ săn lùng phục vụ chồng mùa Euro?

Nấm mối mọc ở đâu? Nấm mối có độc không? Ăn nấm mối có tốt không?

Nấm hương: Khỏe hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật

Nấm linh chi - Dược liệu quý giúp giảm cân

Tết đến ăn nấm đông cô cho cả năm khoẻ mạnh, may mắn

Nấm hương ngăn chặn ung thư cổ tử cung

Nấm mối (tên khoa học: Termitomyces Albuminosa) cao trung bình 3 - 5cm, thân cây tròn 1,5 - 2cm, tai nấm hình nón chóp hoặc mũ nồi tròn 3cm, nở xòe đầy đặn chu vi 6 - 7cm. Nấm mối có màu đất nâu xám nhạt hoặc màu xám trắng lúc còn non. Khi già, nấm mối ngả sang màu trắng ngà như gạo nếp, mũ nở hình dù rộng 5 - 8cm. Nấm mối không có độc tính, mọc lên từ chất thải của con mối, mọc ở vùng đất đỏ bazan của Đồng Nai là ngon nhất. Nơi nào có nấm mối chứng tỏ đất nơi đó là đất đảm bảo an toàn vì chỉ cần có hơi phân hóa học, thuốc trừ sâu thì nấm mối không thể phát triển được.

Cho tới nay, vẫn chưa thể nhân giống, trồng nhân tạo nấm mối như các loại nấm khác

Nấm mối được ghi nhận có hàm lượng protein 35 – 49%, carbohydrate 29 – 37%, chất béo 6  - 10%, nước 12 - 13%Ngoài ra, nấm mối còn giàu calci, phospho, sắt và các chất dinh dưỡng rất tốt cho việc bồi bổ sức khỏe, đặc biệt cho người hay ốm đau, bệnh tật và người cao tuổi.

Nấm mối không chỉ là món ngon trên mâm cơm mà còn được nhiều thầy thuốc y học cổ truyền và y dược học hiện đại công nhận những giá trị hỗ trợ điều trị bệnh cho con người.

Cụ thể:

Giảm cholesterol xấu: Nhiều nghiên cứu tại Uganda đã công nhận nấm mối giúp giảm cholesterol xấu và giảm tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến tăng lipid trong máu.

Bảo vệ da: Gần đây, các nhà nghiên cứu mỹ phẩm Nhật Bản đã cho ra thị trường loại mỹ phẩm chiết xuất từ nấm mối kết hợp với nha đam, rau bồ ngót Nhật và bí đỏ để làm dịu làn da bị dị ứng, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em có làn da nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Loại mỹ phẩm từ nấm mối này có thể bảo vệ da khỏi tác hại từ ánh nắng mặt trời, ngăn ngừa nám da và nguy cơ ung thư da.

Tiềm năng chống ung thư: Nấm mối có hàm lượng dinh dưỡng tự nhiên (từ nước bọt mối chúa và các vi sinh thực vật tạo thành) giúp tăng cường sức đề kháng trong cơ thể, chống lão hóa, phát triển protein interferon có khả năng ức chế tối đa sự sinh trưởng của các loại virus, đồng thời giúp ngăn ngừa và giảm tỷ lệ phát triển của các tế bào ung thư.

Có thể chế biến nhiều món ngon từ nấm mối

Đặc biệt, phụ nữ độ tuổi 28 - 40 tuổi, phụ nữ sau sinh hoặc đang cho con bú ăn nấm mối sẽ giúp phòng ngừa ung thư vú vì nấm giàu chất xơ, sạch, giúp bổ âm, bổ máu, đả thông kinh mạch, giúp thải độc cho cơ thể.

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng ăn nấm mối thường xuyên có thể giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ điều trị đái tháo đường type 2 tích cực.

Bên cạnh đó, theo dân gian, ăn cháo cóc nấm mối lúc còn nóng với hành, tiêu là món thực phẩm chức năng tự nhiên có lợi cho sức khoẻ, giúp trẻ em thanh nhiệt, tránh được bệnh còi xương và tăng cường sung mãn cho đàn ông.

Làm thế nào để chọn nấm mối ngon?

Nấm mối có nhiều nhất ở những cánh rừng thuộc các huyện Định Quán, Tân Phú, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Long Thành... của Đồng Nai. Loài nấm này mọc ban đêm và có vòng đời chỉ chưa đến một ngày là rũ, tàn. Thời điểm nấm ngon nhất, giá trị cao nhất là lúc mới mọc, nấm có hình búp. Đến trưa, khi nấm nở to, ăn không giòn, ngọt nữa. Nếu gặp mưa, nấm sẽ rữa nát ngay.

Lưu ý: Nấm là loại thực vật làm thức ăn ngon có thể chế biến thành cả món ăn chay và ăn mặn, là món ăn nhiều chất bổ dưỡng, nhưng bên cạnh đó nấm cũng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc ở người và cũng không loại trừ nguy cơ bạn mua phải nấm kém chất lượng hoặc nấm độc. Chính vì vậy, hãy thận trọng khi mua và sửa dụng nấm.

Tìm hiểu cách chọn nấm ngay dưới đây:

Cách đơn giản nhận biết nấm độc

Nhận biết nấm độc, nấm ăn bằng mắt thường

Biết Tuốt H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng