Nắng nóng kỷ lục "thiêu đốt" Châu Âu, hàng trăm người chết vì sốc nhiệt

Người dân Pháp và châu Âu đang phải trải qua đợt nắng nóng kỷ lục, có lúc lên tới 47, 48°C - Ảnh: Getty Images.

4 cách cải thiện tình trạng chán ăn khi trời nóng

Bắc Bộ nắng nóng gay gắt, có nơi trên 39 độ C

Biến đổi khí hậu đang "hoành hành" khủng khiếp thế nào trên khắp thế giới?

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

Hàng trăm người thiệt mạng vì sốc nhiệt

Ngày 17/7, Tây Nam Châu Âu đang trải qua ngày thứ 7 của đợt nắng nóng kinh hoàng khi các khu vực của lục địa này đang chuẩn bị cho các kỷ lục nhiệt độ mới được thiết lập trong tuần này.

Theo CNN, lính cứu hỏa ở Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hy Lạp trong tuần qua đã căng mình ứng phó với các vụ cháy rừng nghiêm trọng khi Tây Nam Châu Âu trải qua đợt nắng nóng được mô tả là "như thiêu, như đốt".

Đây là đợt nắng nóng thứ 2 bao trùm các khu vực Tây Nam Châu Âu trong nhiều tuần qua. Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân do biến đổi khí hậu và cảnh báo hiện tượng thời tiết tương tự, thậm chí là cực đoan hơn có thể xảy ra thường xuyên trong tương lai.

Nghiêm trọng hơn, ít nhất 360 người đã chết do đợt nắng nóngTây Ban Nha với nhiệt độ trên 40 độ C - tờ La Vanguardia (Tây Ban Nha) dẫn nguồn từ Viện Y tế Carlos III. Chỉ riêng trong ngày 15/7, khi nhiệt độ ở một số khu vực tại Tây Ban Nha tăng lên 45 độ C, ít nhất 123 người đã chết vì liên quan tới hiện tượng nhiệt độ khắc nghiệt.

Bản đồ dự báo nhiệt độ từ mô hình GFS của Mỹ vào ngày 18/7 ở khu vực Châu Âu - Ảnh: Washington Post

Bản đồ dự báo nhiệt độ từ mô hình GFS của Mỹ vào ngày 18/7 ở khu vực Châu Âu - Ảnh: Washington Post

Ở nước láng giềng Bồ Đào Nha, Bộ Y tế nước này ngày 16/7 ghi nhận 659 người tử vong do đợt nắng nóng kéo dài trong suốt 7 ngày qua, hầu hết là người cao tuổi. Đặc biệt, cảnh báo mức kỷ lục lên tới 440 người tử vong vào ngày 14/7 khi nhiệt độ hơn 40 độ C ở một số khu vực và 47 độ C ở trạm khí tượng thuộc quận Vizeu miền Trung, theo CNN.

Bên cạnh đó, Dữ liệu từ Viện Khí tượng quốc gia ghi nhận Bồ Đào Nha đang phải vật lộn với hạn hán khắc nghiệt, trong đó 96% khu vực đất liền bị hạn hán nghiêm trọng và thời tiết cực đoan vào cuối tháng 6 trước khi đất nước này chứng kiến đợt nắng nóng kéo dài gần đây.

Trong hầu hết các trường hợp, nạn nhân là người đã mắc bệnh nền hoặc người cao tuổi, theo tờ La Vanguardiat. Ví dụ, hôm 15/7, một lao công 60 tuổi người Tây Ban Nha đã bị đột quỵ ngay trên đường phố. Bác sỹ cấp cứu đo thân nhiệt của ông ở mức 41,6 độ C trước khi ông qua đời.

Trong khi đó tại Vương Quốc Anh, các quan chức chính phủ nước này cảnh báo cần chuẩn bị đối phó với những ngày nóng nhất trong lịch sử Anh vào ngày 18 - 19/7 với nhiệt độ dự báo đạt mức kỷ lục 40 độ C, con số rất hiếm thấy ở quốc gia này. Nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận ở Cambridge (Anh) là 38,7 độ C vào năm 2019, theo Washington Post.

Các nhà chức trách Anh đã mô tả đây là "tình trạng khẩn cấp quốc gia" và miền Nam nước Anh đang được cảnh báo nhiệt "cực đoan" - lần đầu tiên được ghi nhận, có nghĩa là không chỉ những người dễ bị tổn thương mà cả những người khỏe mạnh cũng có thể dễ bị bệnh và thiệt mạng.

Cháy rừng lan rộng

Tại Pháp, cháy rừng đã lan rộng ra hơn 11.000 ha ở vùng tây nam Gironde khiến hơn 14.000 người dân đã phải sơ tán vội.

Giới chức trách cho biết, người dân đã phải nhanh chóng ra khỏi khu vực trước khi đám cháy ập đến. Hơn 12.000 nhân viên cứu hỏa đã cố gắng kiểm soát ngọn lửa. Chính phủ Pháp đã ban hành cảnh báo đỏ, mức cao nhất có thể đối với một số khu vực đồng thời thông báo đến người dân "hết sức cảnh giác", theo CNN.

Trực thăng tham gia ngăn chặn cháy rừng trong đợt nắng nóng kỷ lục thứ hai trong năm ở Guadapero, Tây Ban Nha - Ảnh: Reuters

Trực thăng tham gia ngăn chặn cháy rừng trong đợt nắng nóng kỷ lục thứ hai trong năm ở Guadapero, Tây Ban Nha - Ảnh: Reuters

Trong khi đó, Italia cũng chứng kiến các đám cháy nhỏ trong những ngày gần đây. Số liệu khí tượng thủy văn dự báo nhiệt độ lên tới hơn 40 độ C sẽ tiếp tục xảy ra ở một số khu vực trong những ngày tới.

Hy Lạp, lực lượng cứu hỏa cho biết, tới ngày 26/7, 71 ngọn lửa đã bùng phát trong khoảng 24 giờ. Giới chức cứu hỏa địa phương trên đảo Crete cho biết ngọn lửa đã bùng phát ở rừng và đất trang trại đã được dập tắt một phần. Trong khi, một lượng lớn trực thăng ở Tây Ban Nha được huy động thả "bom nước" xuống các vùng bị lửa bao trùm nhưng do nhiệt độ cao khắc nghiệt và địa hình đồi núi hiểm trở nên các đội cứu hỏa không thể tiếp cận hiện trường để dập lửa nhanh chóng.

Nguyên nhân từ biến đổi khí hậu?

Theo Washington Post, các nhà khoa học "đổ lỗi" cho biến đổi khí hậu do con người gây ra đã khiến tần suất gia tăng của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như "sóng nhiệt", cũng đã "tấn công" các khu vực của Trung Quốc và Mỹ trong những ngày gần đây.

Friederike Otto, giảng viên cao cấp về khoa học khí hậu tại Viện Grantham tại Đại học Hoàng gia London, cho biết: “Biến đổi khí hậu đang thúc đẩy đợt nắng nóng này, cũng giống như hiện nay nó đang thúc đẩy mọi đợt nắng nóng”.

Ngoài ra, "phát thải khí nhà kính, từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch như than đá, khí đốt và dầu mỏ, cũng đang làm cho các đợt nắng nóng trở nên nóng hơn, kéo dài hơn và thường xuyên hơn."- ông Friederike Otto cho biết thêm.

Một xe bus chở khách du lịch đi ngang qua biển thông báo nhiệt độ ngoài trời ở mức 49 độ C tại Gran Via trong đợt nắng nóng kỷ lục ở Madrid, Tây Ban Nha - Ảnh: Reuters

Một xe bus chở khách du lịch đi ngang qua biển thông báo nhiệt độ ngoài trời ở mức 49 độ C tại Gran Via trong đợt nắng nóng kỷ lục ở Madrid, Tây Ban Nha - Ảnh: Reuters

Trong khi đó, Nikos Christidis, một nhà khoa học khí hậu thuộc Văn phòng Met của Vương quốc Anh cho rằng, khả năng nhiệt độ thời tiết những ngày gần đây đã cao hơn gấp 10 lần bình thường nếu không có ảnh hưởng của hoạt động con người.

“Chúng tôi hy vọng sẽ không gặp phải tình huống này, nhưng lần đầu tiên chúng tôi dự báo nhiệt độ có nhiệt độ cao hơn 40 ° C ở Vương quốc Anh" - Nikos Christidis nói, theo AP.

"Trong một nghiên cứu gần đây, chúng tôi phát hiện ra rằng khả năng xảy ra những ngày cực kỳ nóng ở Vương quốc Anh đang tăng lên và sẽ tiếp tục như vậy trong suốt thế kỷ" - chuyên gia Nikos Christidis cho biết thêm.

Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh đã tăng cảnh báo thời tiết nắng nóng lên mức cao nhất, đưa nó vào "tình trạng khẩn cấp quốc gia". Hệ thống cảnh báo được tạo ra vào năm 2004, khi những lo ngại về biến đổi khí hậu thúc đẩy các nhà chức trách phát triển kế hoạch đầu tiên của họ để bảo vệ người dân khỏi cái nóng gay gắt.

 
Hiệp Nguyễn (Theo CNN/Washington Post/AP)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn