Không chỉ cà chua màu đỏ mới có thể ngăn ngừa ung thư

Ngăn ngừa ung thư bằng lycopene vừa rẻ vừa hiệu quả

Ung thư tuyến tiền liệt hãy uống các loại thảo dược này

Dưỡng chất thực vật - "Dũng sĩ" bảo vệ sức khỏe

Lutein và zeaxanthin - Những dưỡng chất bảo vệ mắt khi về già

Bạn cần bổ sung 7 dưỡng chất này để đốt cháy chất béo

Lycopene là gì?

Lycopene là một sắc tố carotene và carotenoid màu đỏ tươi, là một dưỡng chất thực vật được tìm thấy trong nhiều loại rau quả có màu đỏ như cà chua, dưa hấu, đu đủ, ổi đào... nhưng không có trong dâu tây hay anh đào. Mặc dù lycopene về mặt hóa học là một loại caroten, nhưng nó không có hoạt tính của vitamin A. Thực phẩm không có màu đỏ cũng có thể chứa lycopene, chẳng hạn như các loại đỗ, đậu và măng tây.

Giống như mọi carotenoid khác, lycopene là một hydrocarbon không bão hòa, nghĩa là nó không hòa tan trong nước. Lycopene cũng là một màu thực phẩm (E160d) hữu dụng và được phê chuẩn cho phép sử dụng tại nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, Australia và New Zealand.

Lycopene không phải là một chất dinh dưỡng thiết yếu đối với con người, nhưng nó được tìm thấy trong nhiều món ăn thường ngày. Mặt khác, tiêu thụ lycopene có nhiều lợi ích sức khoẻ cho con người.

Tìm hiểu thêm về lycopene trong infographic dưới đây:

Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo cơ thể bạn hấp thụ hàm lượng lycopene cao nhất có thể là thêm nhiệt và chất béo lành mạnh cho cà chua, chẳng hạn như làm nước sốt cà chua tự ăn cùng mì ống. Sự thay đổi trong phân tử lycopene này gây ra có thể không tìm thấy trong nước sốt mì ống được sản xuất thương mại.

Lưu ý:

Lycopene không độc hại cho con người và được tìm thấy phổ biến trong thức ăn, nhưng một số trường hợp tiêu thụ quá nhiều loại carotenoid này có thể gây tác dụng phụ. Có một trường hợp vì uống quá nhiều nước quả cà chua trong một thời gian dài nên da và gan chuyển sang màu vàng cam với nồng độ lycopene trong máu rất cao. Sau 3 tuần thực hiện chế độ ăn kiêng lycopene thì da đã trở lại bình thường. Sự thay đổi màu da này được gọi là là chứng vàng da lycopene và không để lại những biến chứng nghiêm trọng.

Cũng có một vài trường hợp khó chịu hay dị ứng với lycopene với các triệu chứng: Biếng ăn, tiêu chảy, buồn nôn, đau ngực, đau dạ dày, chuột rút, đầy bụng, nôn mửa và mất cảm giác ngon miệng.

Tốt nhất, bạn nên ưu tiên tiêu thụ thực phẩm tự nhiên giàu lycopene trong chế độ ăn hàng ngày, nếu muốn sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung lycopene, nên hỏi ý kiến bác sỹ, chuyên gia y tế.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất