Ngủ ngáy – Mối nguy với sức khỏe

“Thủ phạm” gây bệnh tim mạch, huyết á?

Theo PGS.TS Ngô Quý Châu, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai: “Việc ngủ ngáy nghe qua có vẻ không vấn đề gì và là một biểu hiện sinh lý tự nhiên. Nhưng ngáy khi ngủ lại là một mối nguy đối với sức khỏe, không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ gia đình, mà bản thân người ngủ ngáy sẽ không sâu giấc, lúc tỉnh lúc thức, giấc ngủ không ngon dẫn đến thiếu máu não, hồi phục sức khỏe kém…”.

 

Ngủ ngáy gây thiếu máu lên não và ảnh hưởng đến sức khỏe


Ngủ ngáy thường dẫn đến ngưng thở khi ngủ là do các phần mềm và niêm mạc của cuống họng làm nghẹt khí quản, hai lá phổi và não bị thiếu dưỡng khí. Khi đó, não sẽ phát ra tín hiệu làm giãn nở cuống họng và khí quản, làm cho quá trình hô hấp trở lại bình thường. Nếu những rối loạn diễn ra liên tục sẽ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, khiến giấc ngủ không ngon và thời kỳ ngủ say bị ngắt quãng. Hậu quả là não bộ không nghỉ ngơi hoàn toàn sau một ngày hoạt động, khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, giảm năng suất làm việc, không tập trung, lâu dần sẽ suy giảm trí nhớ.

 

Ngoài ra, hội chứng ngừng thở khi ngủ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm: Tai biến mạch máu não, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, giảm trí nhớ, mất tập trung. Ngủ ngáy thường hay gặp ở người trung tuổi, người già. Nếu đơn thuần chỉ là sự lão hóa đường thở khi về già, đường thở không xẹp hoàn toàn thì không quá nguy hiểm. Nhưng khi đường thở bị bít, gây ra những cơn ngừng thở kéo dài vài giây, thậm chí nửa phút thì bệnh cần phải chữa. Tình trạng này không chỉ gặp ở người già, mà rất nhiều trẻ nhỏ cũng bị.

 

Ngủ ngáy ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ


Đối với trẻ nhỏ, khi bị ngủ ngáy trẻ thường ngủ không say, không sâu, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ do não thiếu oxy khi ngủ. Khi ngủ do trẻ phải há miệng để thở nên sau nhiều năm, trẻ sẽ có bộ mặt của người bị VA điển hình như: Da xanh, chóp mũi nhỏ hơn, môi vều, mặt dài do xương hàm trên phát triển kém, cằm nhô ra…

 

Ngủy ngáy ở trẻ nhỏ còn dẫn đến tình trạng trẻ bị ngưng thở khi ngủ và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Ngủ ngáy làm trẻ dễ mệt mỏi, khó tập trung học hành do thường xuyên bị thức giấc giữa đêm, hệ tim mạch của trẻ cũng bị tổn thương sau một thời gian dài.

Thay đổi thói quen

Có nhiều cách trị liệu triệu chứng ngáy ngủ, trong đó thông dụng nhất được áp dụng ở các gia đình là người nhà giúp người mắc bệnh thay đổi tư thế ngủ, từ nằm ngửa chuyển sang nằm nghiêng.

 

Tập thể dục thường xuyên để ngừa tác hại của chứng ngủ ngáy


Tuy nhiên, đối với những người ngáy ngủ ở mọi tư thế (cấp độ nặng), có phác đồ điều trị được các thầy thuốc khuyên dùng như cho bệnh nhân thở oxy trong khi ngủ. Cách này có tác dụng gần 100% nhưng bất tiện khi bệnh nhân đang di chuyển trên đường hoặc ở nơi tạm trú.

 

Gần đây, y học chú trọng điều trị bệnh ngáy ngủ bằng cách cải thiện sức khỏe của cơ thể bệnh nhân như phác đồ giảm cân, giảm uống rượu bia, cai hút thuốc lá... Trong trường hợp không có kết quả, bệnh nhân có thể được tiến hành giải phẫu mở rộng đường họng, chích cuống họng, cuống lưỡi, cắt amiđan để tăng cường lưu thông đường hô hấp.

Một số cách giảm chứng ngủ ngáy:
- Giảm cân nếu là người béo phì.
- Tập thể dục thường xuyên, vừa để giảm cân nặng vừa tăng oxy cho não.
- Tránh uống rượu 4 tiếng trước khi ngủ
- Không nên dùng thuốc an thần hoặc bất cứ loại thuốc nào làm cho các cơ bắp trong cuống họng chùng xuống. - Tránh ăn nhiều vào bữa tối.
- Cần chữa dứt điểm chứng viêm mũi dị ứng.
- Khi ngủ, nằm ngủ nghiêng và giữ cho đầu cao để dễ thở hơn.
- Nếu xuất hiện các biến chứng ở tim và phổi, người bệnh cần được đeo máy bơm không khí cao áp, đưa không khí vào mũi và phổi, giúp thở được bình thường.
- Có thể dùng một dụng cụ nha khoa làm cho hàm ếch không chùng xuống và lưỡi nhỏ không bít khí quản.
- Nếu bệnh quá nặng, cần phẫu thuật bằng laser, đốt các phần mềm cuống họng. Thủ thuật này rất nhanh mà không cần gây mê, chỉ điều trị khoảng 3-5 lần là có hiệu quả.
linhly
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp