Ngủ ngáy chữa thế nào?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ ngáy

Mắc bệnh nguy hiểm vì "ngủ ngày, cày đêm"

Trẻ ngủ ngáy - Chớ xem thường

Ngủ ngáy – Mối nguy với sức khỏe

Ngủ ngáy có thể gây nguy cơ tử vong

Câu hỏi: Chào bác sỹ! Tôi năm nay 30 tuổi. Tôi rất ngại khi mọi người nói mình ngủ ngáy. Tôi phải làm thế nào để không ngủ ngáy nữa? Mong bác sỹ tư vấn giúp tôi. Cảm ơn bác sỹ! (Hoàng Nam, Quảng Bình)

Trả lời:

Bác sỹ Nguyễn Trương Khương - Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện FV, TP.HCM, cho biết:

Chào bạn! Ngủ ngáy không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân mà còn ảnh hưởng những người xung quanh. Đáng lo ngại và nguy hiểm nhất ở những người ngủ ngáy là biểu hiện của chứng ngưng thở khi ngủ.

Nguyên nhân ngủ ngáy cũng không giống nhau ở mỗi người, thực tế mỗi người có một nguyên nhân khác nhau và khi tìm được nguyên nhân thì sẽ có cách điều trị phù hợp. Các nguyên nhân thông thường gây ra hiện tượng ngủ ngáy: Tuổi tác, những bất thường về mũi và xoang, tình trạng thừa cân hoặc béo phì, uống rượu, hút thuốc, tư thế ngủ.

Dựa vào nguyên nhân ngủ ngáy, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để giải quyết tình trạng ngủ ngáy:

-  Giảm cân: Giảm cân dù chỉ là giảm một chút cũng làm giảm tổ chức mỡ phía sau thành họng do vậy làm giảm hoặc ngưng tiếng ngáy. 

- Tập thể dục: Duy trì thường xuyên chế độ thể dục giúp giảm cân đồng thời tăng trương lực cơ toàn thân nói chung và vùng cổ, vùng hầu họng nói riêng sẽ làm giảm triệu chứng ngủ ngáy. 

-  Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá làm kích thích niêm mạc vùng mũi họng, làm tắc nghẽn đường thở và do đó có nguy cơ gây ngủ ngáy, vì vậy cần bỏ thuốc nếu bạn đang hút thuốc lá.

- Tránh sử dụng rượu, thuốc an thần trước khi đi ngủ: Rượu và thuốc an thần đều có tác dụng giãn cơ, do đó sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông đường thở. 

- Tập đi ngủ theo giờ giấc đều đặn, việc tập và duy trì thời gian đi ngủ đúng giờ sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngủ đủ giấc và hạn chế phát sinh tiếng ngáy (thường gặp khi cơ thể mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ). 

- Đổi tư thế ngủ: Thay vì nằm ngửa khi ngủ, bạn nên đổi tư thế thành nằm nghiêng. Nguyên nhân là do ở tư thế nằm ngửa, đường thở có thể bị cản trở và phát sinh tiếng ngáy.

Nếu bạn đã thử những cách trên mà vẫn chưa tiến triển thì có thế đến gặp bác sỹ để được khám chữa bệnh hoặc tư vấn sử dụng thiết bị chống ngáy hoặc dùng thuốc phù hợp. 

Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

Thanh Tú H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị