Trẻ ngủ ngáy - Chớ xem thường

Bố mẹ không nên xem thường khi con có những hiện tượng ngủ ngáy

Ngủ ngáy – Mối nguy với sức khỏe

Ngủ ngáy có thể gây nguy cơ tử vong

Ngủ ngày, cày đêm: Căn bệnh xã hội mới?

Sự thật về ngủ ngáy

Phụ nữ ngủ ngáy, dễ sinh con thiếu cân

Ngủ ngáy có thể tiềm ẩn những nguy cơ

Đầu tiên và dễ thấy nhất là ngủ ngáy ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Do thiếu oxy để thở, trẻ thường thức giấc giữa đêm, ngủ không say và sâu. Không ngủ đủ giấc, trẻ hay mệt mỏi và thiếu tập trung vào ban ngày.

Những giấc ngủ liên tục bị phá vỡ là nguyên nhân khiến trẻ trở nên hiếu động thái quá. Một số nghiên cứu cho thấy, trẻ ngủ ngáy có nguy cơ mắc chứng hiếu động thái quá gấp bốn lần so với trẻ bình thường.

Nhiều bé bị thiếu oxy nặng, thường xuyên phải há miệng để hít không khí. Nếu để tình trạng trên kéo dài nhiều năm, thể chất và trí não của bé đều bị ảnh hưởng.

Về thể chất, trẻ dễ bị biến dạng khuôn mặt so với ban đầu như chóp mũi nhỏ hơn, môi vều, xương hàm trên kém phát triển đẩy cằm nhô ra, mặt dài thêm.

Về trí tuệ, một nghiên cứu đã cho thấy trẻ bị tật ngáy có chỉ số thông minh trung bình là 85,8 trong khi chỉ số này ở trẻ có giấc ngủ sâu là 101,1.

Trẻ ngủ ngáy có thể tiềm ẩn một số nguy cơ bệnh tật

Hô hấp kém gây ra các tổn thương về tim mạch. Nhịp tim rối loạn, huyết áp khó kiểm soát rất nguy hiểm cho sức khoẻ của trẻ hiện tại cũng như sau này.

Nguy hiểm hơn, không có không khí để thở có thể dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ gây tử vong cho trẻ.

Cho bé một giấc ngủ ngon

Hãy áp dụng biện pháp “phòng hơn chống”. Giữ cho trẻ tránh xa khỏi nơi ô nhiễm môi trường, mùi thuốc lá... Bạn cũng cần giữ ấm phần cổ, ngực cho trẻ khi trời lạnh. Thông thường, tất cả các trẻ em đều ngáy khi chúng bị cảm lạnh. Tuy nhiên, ngay cả khi không bị cảm lạnh, vẫn có khoảng 8 - 12% trẻ em ngủ ngáy và chủ yếu vào ban đêm. Việc này thường biến chuyển theo chiều hướng tiêu cực ở độ tuổi khoảng 2 - 8 tuổi và sau đó thường sẽ được cải thiện theo hướng tích cực hơn.

Trẻ cần được giư ấm khi trời lạnh

- Không cho trẻ ăn quá no, đùa nghịch quá mức hay xem phim kinh dị trước khi đi ngủ. Giấc ngủ mệt mỏi cũng làm trẻ ngáy.

- Để hạn chế việc trẻ ngáy, bạn nên cho bé nằm nghiêng, cho bé gối đầu lên trên một chiếc gối để không gây sức ép lên vùng cổ họng của bé. Bạn nên chọn loại gối nhỏ, mềm và cao khoảng 3 - 5cm. Nằm nghiêng là tư thế ngủ có thể hạn chế được tiếng ngáy của bé so với tư thế nằm ngửa.

- Khi phát hiện con ngủ ngáy, bạn nên đưa bé đến khám chuyên khoa Tai - Mũi - Họng để điều trị kịp thời. Nếu bé thỉnh thoảng mới ngủ ngáy thì không có vấn đề gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bé ngáy ngày một to và thường xuyên hơn thì bạn nên đưa bé đi khám sớm.
 
- Nếu bé đang trong tình trạng thừa cân, bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý và duy trì việc tập luyện thể dục, thể thao cho bé. 
 
- Bạn cũng nên hạn chế khói thuốc trong phòng ngủ của bé.

Khi bé có bất cứ biểu hiện bất thường nào, bạn cần lưu tâm ngay. Cần đưa bé đi khám ngay khi có những biểu hiện sau:
- Bé quấy khóc, biếng ăn
- Bé hay khóc và thức giấc giữa đêm
- Bé thở bằng miệng
- Bé mệt mỏi, chậm lên cân
Bảo Nhi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ