7 loại trái cây không dành cho người bệnh đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường vẫn có thể ăn được trái cây nhưng trong giới hạn cho phép

Gene di truyền và bệnh đái tháo đường type 2

Vaccine cho người bệnh đái tháo đường

Chế độ ăn GI thấp là gì?

Bệnh nhân đái tháo đường type 2 trẻ nhất thế giới

Các chuyên gia dinh dưỡng và bệnh nội tiết khuyến cáo rằng trái cây là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường. Vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể làm phong phú thực đơn ăn uống của mình bằng các loại hoa quả.

Tuy nhiên, mỗi người lại có cách phản ứng khác nhau với đường trong hoa quả. Chẳng hạn có người bệnh đái tháo đường có thể ăn một quả táo mà không hề hấn gì, trong khi người khác lại bị tăng vọt đường huyết sau khi ăn.

Kiểm tra đường huyết trước và sau khi ăn trái cây giúp bạn xác định được loại trái cây phù hợp. Các loại quả chín có chỉ số đường huyết cao hơn so với quả xanh. Chỉ số đường huyết thực phẩm (GI hay Glycaemic Index) là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết của các thực phẩm sau khi ăn.

Nếu còn phân vân trong việc chọn lựa, bạn có thể tham khảo danh sách các loại quả không dành cho người bệnh đái tháo đường dưới đây:

Nho

Một quả nho nhỏ chứa 1gr carbohydrate, tức là 15 quả nho nhỏ đã đạt lượng carbohydrate khuyến cáo hàng ngày (15gr carbohydrate/ngày). Rắc rối sẽ xảy ra nếu bạn ăn hơn 15 trái nho trong một ngày. Để tránh ăn quá nhiều, bạn nên đếm trước và bỏ nho trong một chiếc bát nhỏ, chỉ ăn khi cần thiết hoặc không mua nho về nhà để tránh bị “cám dỗ”.

Anh đào

Hầu hết mọi người khi bắt đầu ăn anh đào sẽ không dừng lại được cho tới khi no. Đó là lý do anh đào có thể khiến đường máu tăng vọt. Tương tự nho, mỗi quả anh đào có chứa 1gr carbohydrate. Nếu bạn là người nghiện ăn anh đào (đã ăn là không dừng lại được), thật tiếc là tốt nhất bạn nên tránh ăn loại quả này.

Dứa

Dứa là loại quả rất thơm, ngon và ngọt, đặc biệt là khi chín. Dứa còn có chỉ số GI cao và một miếng dứa dầy có thể làm tăng đường huyết. Nếu không cầm lòng được trước món dứa, bạn có thể ăn một miếng nhỏ với sữa chua hoặc pho mát ít béo.

Xoài

Tùy thuộc vào kích thước, một miếng xoài chứa khoáng 30gr carbohydrate và khoảng 26gr đường. Khi xoài chín, chỉ số đường huyết của nó cũng tăng lên và đe dọa đường huyết của bạn sau khi ăn.

Chuối

Chuối mặc dù ngọt nhưng không phải là loại quả nhiều đường. Một quả chuối cỡ trung bình chứa lượng carbohydrate bằng với ¾ cốc quả việt quất. Nếu muốn ăn chuối, bạn có thể ăn nửa quả một lần để đảm bảo đường huyết không bị tăng vọt.

Hoa quả sấy

Các loại hoa quả sấy, ô mai… cung cấp một lượng lớn carbohydrate dù chỉ ăn với một lượng nhỏ. Hai muỗng canh nho khô có chứa lượng carbohydrate bằng với 1 cốc quả mâm xôi. Thay vì ăn hoa quả sấy, bạn nên ăn trái cây tươi để giảm hàm lượng đường.

Nước hoa quả

Trừ khi bạn bị hạ đường huyết, đừng bao giờ đụng vào nước ép trái cây. 230ml nước cam ép có chứa 30gr carbohydrate, 30gr đường và không chứa chất xơ nên đường sẽ nhanh chóng được hấp thu và gây tăng đường huyết trong vài phút.

Nước ép trái cây cũng chữa nhiều calorie có thể gây tăng cân – một trong những nguyên nhân thúc đẩy nhanh các biến chứng đái tháo đường. 

Kim Chi H+ (Theo Diabetes)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết