16 "chữ vàng" trong phòng ngừa bệnh tật của người Trung Quốc là: “Ăn uống hợp lý, thể dục đều đặn, cai thuốc bớt rượu, tâm trí ổn định”
Phòng bệnh tim mạch cho trẻ: Từ khi mang thai!
Phòng bệnh xương khớp cho người già
Tai biến có thể dự phòng
Dự phòng bệnh huyết áp: Bắt đầu từ cả hai phía
Quan điểm của WHO nhấn mạnh việc phòng bệnh trước khi mắc bệnh và khi đã mắc bệnh thì cần có biện pháp dự phòng tái phát. Còn người Trung Quốc thì nhấn vào "16 chữ vàng": “Ăn uống hợp lý, thể dục đều đặn, cai thuốc bớt rượu, tâm trí ổn định”.
Người khỏe cần được quan tâm
Quay trở lại quan điểm của các ông chủ ở nhiều công ty của Mỹ: Rất quý trọng những công nhân mạnh khỏe. Nhiều công ty vào các dịp cuối năm đều tổ chức tặng quà cho những công nhân không nghỉ ốm ngày nào. Quà tặng không nhiều, chỉ là chiếc áo, chiếc vợt tennis hay một số tiền tượng trưng nhưng lại được những người công nhân hưởng ứng nhiệt liệt. Thực ra, số quà tặng đó chẳng đáng bao nhiêu so với những sáng tạo mà người công nhân không nghỉ ốm đó mang lại. Chưa kể, anh ta không ốm thì có nghĩa ông chủ không mất tiền thuốc men, thăm nom… Cũng để động viên nhân viên, các ông chủ ở Mỹ còn xây hồ bơi, sân tennis, phòng tập thể dục trong công ty.
Trong khi đó, tại nhiều nước Châu Á (bao gồm cả Việt Nam), nhân viên không nghỉ ốm lại không được quan tâm đến vậy. Xã hội phần lớn chỉ quan tâm đến người ốm, càng ốm nặng thì càng được đến thăm nom, quà cáp nhiều. Ngành y tế thì cho rằng, xã hội hiện đang coi thương dự phòng, chú trọng điều trị. Bởi, nếu chỉ chú trọng đến điều trị, mỗi nhân viên nằm viện phải mất hàng tỷ đồng cho công tác điều trị, chưa kể tiền thăm nom, quà cáp. Một sự lãng phí. Trong khi đó, số tiền để dự phòng ban đầu chỉ bằng 1/10 số tiền điều trị. Ví dụ, chỉ cần tốn khoảng 20.000 đồng (1 USD) cho công tác dự phòng bệnh tim mạch nhưng sẽ tiết kiệm được 170.000 đồng (8,59 USD) chi phí điều trị về sau. Đồng thời, tiết kiệm được 2.000.000 đồng (100 USD) chi phí cấp cứu.
Dinh dưỡng hợp lý là một trong giải pháp phòng bệnh hiệu quả hiện nay
Như vậy, thay đổi quan niệm là điều cấp bách nhằm chuyển biến nhận thức từ trị bệnh sang phòng bệnh là điều cần làm ngay.
Dự phòng cách nào: Từ bản thân mỗi người
Vị danh y người Hy Lạp Hippocarate đã có câu nói nổi tiếng "Bác sỹ tốt nhất chính là mình". Ông nói, bản năng của người bệnh cũng chính là bác sỹ của bản thân. Bạn thử nghĩ xem, khi đứt tay, máu chảy ra từ vết thương rồi đông lại. Một tuần sau, vết thương tự khỏi. Ruột hỏng cắt đi một đoạn cũng chẳng sao, thận hư cũng có thể trị khỏi... Nhìn chung, cơ thể chúng ta có khả năng tái sinh cực mạnh, chỉ cần giữ chúng ở trạng thái tốt nhất. Người bạn đã có sẵn sức đề kháng, nó đóng vai trò thầy thuốc cho chính cơ thể bạn.
Còn thuốc ư? Thời gian chính là đơn thuốc tốt nhất. Có nghĩa là bệnh tật nên được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Thời gian cũng là liều thuốc trấn an tinh thần tốt nhất. Ví dụ, người bệnh kể trên do trì hoãn việc điều trị căn bệnh tăng huyết áp, cuối cùng phải mang thêm nhiều biến chứng, đặc biệt là bệnh thận, bệnh tim mạch, tốn hàng trăm triệu đồng cũng không chẳng thể khỏi bệnh. Nhưng nếu điều trị ngay từ đầu, ngày chỉ dùng 1 viên thuốc/ngày, 3 - 6 tháng bệnh sẽ ổn định. Cũng giống như đột quỵ, chỉ cần tiêm một mũi, nửa giờ sau sẽ trở lại bình thường, nếu trì hoàn hơn 6 giờ mới nhập viên thì hiệu quả sẽ kém hơn, hơn 12 giờ thì vô phương cứu chữa. Đó chính là lý do tại sao thời gian là vàng trong điều trị.
Còn theo WHO, phòng ngừa ngay từ bây giờ là việc cần nên làm và chỉ cần thực hiện những bước đơn giản. Giữ tâm trạng bình ổn, thường xuyên tập thể dục là việc làm hết sức đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được. Chỉ cần bạn chịu khó “ăn uống hợp lý, thể dục đều đặn, giảm thuốc bớt rượu, tâm trí ổn định”, bạn sẽ giữ được cân nặng vừa phải, không đau đầu vì vấn đề bệnh tật.
"Thể dục đều đặn, giảm thuốc bớt rượu, ổn định tâm trí để thân thể được khỏe mạnh, tinh thần được thảnh thơi và phòng ngừa bệnh tật" là sự hợp nhất trong quan điểm phòng bệnh của phương Đông và phương Tây
Quan điểm này được tất cả các giáo sư, bác sỹ trên toàn thế giới công nhận và khuyến cáo với bệnh nhân. Đó là lời khuyên về phòng bệnh, phát hiện và điều trị sớm bệnh tật, dự phòng tái phát. Trong báo cáo tổng kết của WHO năm 2013, kế hoạch 2014 có đưa ra những giải pháp mới trong phòng ngừa bệnh tật, trong đó các giải pháp về dinh dưỡng, tập luyện, ổn định tâm trí và sử dụng các sản phẩm không phải là thuốc (hay còn gọi là thực phẩm chức năng) được đề cao. Những giải pháp này đã được nhiều quốc gia trên thế giới ủng hộ và đưa vào chiến lược y tế dự phòng quốc gia. Tại Việt Nam, Chiến lược phát triển y tế sau năm 2015 cũng nhấn mạnh đến y tế dự phòng và việc sử dụng TPCN trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh.
Nên đọc
"Bác sỹ tốt nhất chính là mình" cũng là tên một bộ sách hướng dẫn cách phòng ngừa các bệnh mạn tính theo quan điểm của người Trung Quốc kết hợp với các hướng dẫn phòng ngừa bệnh tật của Tổ chức Y tế Thế giới.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phòng bệnh chủ động
Bình luận của bạn