Người viêm tuyến giáp Hashimoto nên chú ý tới các chất dinh dưỡng nào?

Người bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto rất cần iod, selen, sắt và vitamin D

Người bệnh tuyến giáp nên ăn gì để kiểm soát bệnh tốt?

Người bệnh tuyến giáp nên ăn uống thế nào để kiểm soát bệnh?

7 sự thật đáng ngạc nhiên về tuyến giáp

Vấn đề tuyến giáp ở nam giới: Những điều cần lưu ý!

Iod

Iod là một trong các thành phần chính của các hormone tuyến giáp. Cụ thể, iod sẽ tham gia vào sự hình thành hormone triiodothyronine và thyroxine trong tuyến giáp.

Thiếu iod trầm trọng có thể gây bướu cổ, nhược giáp; Khiến trẻ nhỏ chậm phát triển trí tuệ, đần độn. Đây là lý do phụ nữ mang thai và trẻ em nên được bổ sung iod một cách hợp lý. Thiếu iod nhẹ có thể gây ra các khối u tuyến giáp, cường giáp. Tuy nhiên, bổ sung thừa iod cũng có thể làm tăng nguy cơ nhược giáp, viêm tuyến giáp Hashimoto.

Các nhà khoa học khuyến cáo: Để phòng ngừa nguy cơ bệnh tuyến giáp, người dân nên chú ý bổ sung iod ở mức độ vừa phải. Cụ thể:

 

Lượng iod bổ sung 1 ngày

Trẻ sơ sinh - 10 tuổi

90 μg/L

Từ 11 - 17 tuổi

120-150 μg/L

Trên 17 tuổi

150 μg/L

Phụ nữ mang thai

200-250 μg/L

Phụ nữ đang cho con bú

200-290 μg/

Selen

Selen là một khoáng chất cần thiết giúp cơ thể sản sinh các hormone tuyến giáp. Thiếu selen có thể gây nhược giáp, viêm tuyến giáp Hashimoto, bướu cổ, ung thư tuyến giáp và bệnh Grave (1 dạng bệnh lý cường giáp).

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những phụ nữ mang thai, những người có nhiều kháng thể tuyến giáp TPO-Ab trong cơ thể sẽ có nguy cơ cao phát triển các bệnh tuyến giáp trong và sau khi mang thai nếu thiếu selen trong chế độ ăn hàng ngày.

Selen có nhiều trong các thực phẩm như quả hạch Brazil, nội tạng động vật...

Bạn có thể bổ sung selen trong cơ thể bằng cách ăn quả hạch Brazil, nội tạng động vật, hải sản, ngũ cốc… Với những trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh tuyến giáp, đặc biệt là phụ nữ mang thai hoặc những người không bổ sung đủ selen trong chế độ ăn, các chuyên gia khuyên bổ sung liều thấp (50 - 100 mcg/ngày) có thể giúp phòng ngừa bệnh và không gây hại cho cơ thể.

Sắt

Sắt cũng giúp tham gia vào quá trình sản sinh các hormone tuyến giáp. Vì  viêm tuyến giáp Hashimoto là một bệnh tự miễn, người bệnh cũng có nguy cơ phát triển các bệnh tự miễn khác như bệnh Celiac, viêm dạ dày… khiến giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

Thiếu sắt có thể lầm trầm trọng thêm tình trạng suy giáp, viêm tuyến giáp Hashimoto. Tốt hơn hết, những người mắc bệnh tự miễn nên tham khảo ý kiến bác sỹ để bổ sung thêm sắt, cải thiện chức năng tuyến giáp.

Vitamin D

Vitamin D được coi là một chất tiền hormone, chủ yếu được bổ sung qua chế độ dinh dưỡng và tổng hợp khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nhiều nhà khoa học cho rằng vitamin D có vai trò củng cố hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các phản ứng tự miễn. Đây là lý do người bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto - một bệnh tự miễn nên chú ý bổ sung vitamin D hàng ngày.

Người lớn và trẻ từ 11 - 17 tuổi có thể hấp thụ tối đa 110mcg vitamin D mỗi ngày mà không gây ra bất cứ vấn đề gì với sức khỏe. Trẻ nhỏ từ 1 - 10 tuổi chỉ nên hấp thụ 50mcg vitamin D mỗi ngày và trẻ sơ sinh là 25mcg.

Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Verywell)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết