- Chuyên đề:
- Nâng niu sức sống tự nhiên
- Tăng cường thính lực
Giảm thính lực kéo dài ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày của người bệnh
Điếc thần kinh thính giác và những điều bạn cần biết
Bổ sung vi chất nào giúp cải thiện thính giác?
Làm thế nào để biết trẻ có vấn đề về thính giác?
7 biện pháp đơn giản giúp bảo vệ và cải thiện thính giác
Các nguyên nhân gây giảm thính lực
Giảm thính lực có thể là hệ lụy của một vài thói quen xấu hoặc là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là các nguyên nhân khiến thính lực suy giảm mà bạn nên biết để phòng ngừa tốt hơn.
- Tiếp xúc tiếng ồn lớn trong thời gian dài có thể khiến bạn bị ù tai, giảm thính lực, thậm chí điếc tạm thời.
- Chấn thương tai, đầu, cổ có thể ảnh hưởng tới xương ở tai giữa, gây tổn thương dây thần kinh thính giác, từ đó làm suy giảm thính lực.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc điều trị ung thư có thể làm tăng nguy cơ điếc tai, giảm thính lực vĩnh viễn.
- Thói quen vệ sinh tai thô bạo như: Dùng vật sắc nhọn, tăm bông để lấy ráy tai gây tổn thương, thậm chỉ thủng màng nhĩ, từ đó làm giảm thính lực.
Cách tăng cường thính lực tại nhà
Giảm thính lực gây cản trở đáng kể đến hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Dưới đây là một vài biện pháp hỗ trợ tăng cường thính lực đơn giản, có thể áp dụng tại nhà:
Tăng cường thính lực nhờ vitamin
Chuyên gia cho biết, để tăng cường thính lực an toàn, hiệu quả, người bệnh nên bổ sung một số loại vitamin sau đây:
- Vitamin D: Theo nghiên cứu, vitamin D có đặc tính kháng viêm, hỗ trợ hoạt động của các xương nhỏ có nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh, từ đó cải thiện thính lực. Người bệnh có thể hấp thụ vitamin D qua ánh nắng mặt trời.
- Vitamin C, E hoạt động như các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do. Ngoài ra, vitamin E còn giúp khôi phục mạch máu, hỗ trợ hoạt động của hệ thống thần kinh thính giác, từ đó tăng cường khả năng nghe. Bạn có thể bổ sung 2 loại vitamin này thông qua các loại trái cây như cam, bưởi, rau xanh...
- Việc thiếu hụt vitamin B12 có thể gây giảm thính lực, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm tại tai. Vì vậy, bạn nên ăn nhiều rau củ quả, cá, thịt bò, bông cải xanh để bổ sung vitamin B12 cho cơ thể.
Hỗ trợ cải thiện thính lực nhờ tập luyện
Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường lưu thông máu đến tai trong, đặc biệt là khu vực ốc tai. Lúc này, hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh cũng trở nên tốt hơn, từ đó giúp cải thiện khả năng nghe. Một số bài tập tốt cho sức khỏe thính giác mà bạn có thể tham khảo bao gồm: Đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga...
Hạn chế thực phẩm giàu chất béo không lành mạnh
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, thực phẩm giàu chất béo có thể làm tăng nguy cơ bị giảm thính lực. Nguyên nhân bởi vì, khi hàm lượng chất béo bị dư thừa trong máu sẽ lắng đọng tại thành mạch gây tắc nghẽn, từ đó làm gián đoạn quá trình lưu thông máu tới tai và giảm thính lực. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe thính giác, bạn nên tránh xa các thực phẩm giàu chất béo như: Bơ, bánh ngọt, mỡ động vật...
Hỗ trợ tăng cường thính lực nhờ cây cối xay
Theo nghiên cứu tại Ấn Độ, chiết xuất từ cây cối xay có tác dụng chống viêm, giảm đau tương đương hoạt chất Diclofenac. Nhờ đó, cây cối xay giúp cải thiện hiệu quả tình trạng ù tai, đau tai, tai nghe kém.
Hiện nay, để cải thiện thính lực, nhiều người tin tưởng lựa chọn thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc tự nhiên. Trong đó, sản phẩm có thành phần chính từ cây cối xay được ưa chuộng nhất.
Sản phẩm có thành phần chính gồm cây cối xay kết hợp với đan sâm, cốt toái bổ, câu kỷ tử, cẩu tích, có tác dụng hỗ trợ tăng cường chức năng thận, cải thiện lưu thông khí huyết, bổ sung dưỡng chất đi nuôi dưỡng tế bào thần kinh tai. Khảo sát của Tạp chí Kinh Tế Việt Nam cho thấy, 95% người dùng hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả của sản phẩm chứa thành phần cây cối xay.
Đỗ Ngọc
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính – Giúp tăng cường sức khỏe thính giác
Thành phần: Cao cối xay, cao vảy ốc, cao cốt toái bổ, cao câu kỷ tử, cao đan sâm, cao cẩu tích…
Công dụng: Hỗ trợ tăng cường lưu thông khí huyết, giúp tăng cường sức khỏe thính giác. Hỗ trợ giảm các triệu chứng nghe kém, suy giảm thính lực.
Đối tượng sử dụng: Người có nguy cơ và người bị suy giảm thính lực như: Ù tai, nghễnh ngãng, nghe không rõ. Các đối tượng bị suy giảm thính lực khác như: Suy giảm thính lực sau khi mắc các bệnh về tai hoặc các bệnh dẫn đến giảm thính lực.
GPQC: 1034/2020/XNQC-ATTP.
Tiếp thị và phân phối bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM Á ÂU.
Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội.
ĐT: 024. 38461530 - 028. 62647169.
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc
Bình luận của bạn