Trẻ em bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường
Muốn con béo phì giảm cân, chỉ cần...
Giảm cân bằng các loại thực phẩm cho trẻ béo phì
10 sự thật về bệnh béo phì ở trẻ em có thể bạn chưa biết
Trẻ béo phì dễ mắc bệnh ung thư thận và tuyến giáp
Bác sỹ, tiến sỹ Nhi khoa Alan Greene - người sáng lập trang web Dr.Greene.com, trả lời:
Chào bạn!
Béo phì là sự tích lũy quá mức chất béo tại một vùng hay toàn bộ cơ thể. Một số trẻ em có khung xương lớn nhưng chúng không béo phì. Để xác định một trẻ có béo phì hay không, bạn có thể tham khảo hướng dẫn chung về chiều cao và cân nặng dưới đây:
Trẻ có chiều cao 1,09m thì trọng lượng trung bình sẽ là 18kg. Cân nặng trong khoảng 15 - 22kg được coi là khỏe mạnh. Con gái bạn nặng 33kg, cân nặng này nằm ngoài phạm vi cân nặng khỏe mạnh.
(Bạn có thể so sánh chiều cao, cân nặng của trẻ dựa theo bảng cân nặng, chiều cao của trẻ theo WHO, để xem trẻ có bị gầy yếu hay béo phì hay không).
Béo phì xảy ra khi trẻ ăn nhiều hơn nhu cầu của cơ thể. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ béo phì tiêu thụ nhiều calo hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Các nhà khoa học đã đo lượng calo mà trẻ béo phì tiêu thụ và phát hiện ra rằng lượng calo mà trẻ béo phì tiêu thụ nhiều hơn so với những trẻ không bị béo phì.
Ít vận động cũng có thể gây béo phì, nhưng điều này thường không phổ biến ở trẻ em. Một số trẻ em cũng có thể béo phì do di truyền. Những trẻ bị béo phì do di truyền có thể có chế độ ăn giống những đứa trẻ khác nhưng do cơ thể dự trữ nhiều calo và chất béo hơn. Cơ thể lưu trữ chất béo mới bằng cách tăng số lượng tế bào mỡ hoặc tăng kích thước của các tế bào hiện có. Các tế bào mỡ thừa chỉ tăng lên mà không hề giảm đi. Đây cũng là lý do vì sao người bệnh béo phì khó giảm cân.
Một loạt các rối loạn nội tiết như rối loạn insulin, rối loạn hormone vùng dưới đồi và hormone tuyến yên có thể gây béo phì. Ngoài hormone, các hội chứng di truyền hiếm gặp như hội chứng Laurence-Moon-Bardet-Biedl, hội chứng Prader-Willi và hội chứng Cushing có thể gây béo phì.
Nếu chiều cao trẻ đạt chuẩn hoặc cao hơn so với độ tuổi (như con gái của bạn) và nếu gia đình có tiền sử béo phì thì trẻ ít có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trên. Tuy nhiên, nếu con gái bạn bị béo phì và phát triển chiều cao chậm thì bạn nên đưa con đến gặp bác sỹ để được xác định nguyên nhân.
Béo phì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, như tăng nguy cơ tăng huyết áp, tăng cholesterol và đái tháo đường ở trẻ. Do vậy, trẻ béo phì vì bất cứ nguyên nhân nào thì cha mẹ cũng nên đưa con đến gặp bác sỹ.
Béo phì thường rất khó điều trị vì nó liên quan đến việc thay đổi hoàn toàn thói quen ăn uống và tập luyện. Tuy nhiên, bạn có thể giảm cân cho con bằng cách thay đổi thói quen ăn uống của cả gia đình. Bạn nên ghi chép cẩn thận về thực phẩm trẻ ăn hàng ngày để xác định thực phẩm có chứa nhiều chất béo để hạn chế. Thay vì ăn các thực phẩm giàu chất béo, gia đình bạn nên ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc.
Nếu bạn không biết nên cho con ăn uống như thế nào thì nên đến gặp bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ bị béo phì.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Tiến sỹ Alan Greene là bác sỹ nhi khoa nổi tiếng của Mỹ. Ông là người sáng lập trang web DrGreene.com. Theo AMA, trang DrGreene.com của ông là trang web bác sỹ đầu tiên trên Internet.
- DrGreen.com đã nhận được giải thưởng hàng đầu của Viện Cải tiến Y tế Mỹ (Health Improvement Institute) cho trang web y tế tốt nhất trên Internet. Trên trang web của mình, Tiến sỹ Greene trả lời các câu hỏi dành cho trẻ em do độc giả từ khắp nơi trên thế giới gửi đến. DrGreene.com hiện nhận được hơn hai triệu lượt truy cập mỗi tháng từ các bậc phụ huynh, chuyên gia y tế và sinh viên y khoa.
Tiến sỹ Alan Greene cũng là tác giả của nhiều cuốn sách như: Feeding Baby Green, Raising Baby Green, From First Kicks to First Steps, The Parent’s Complete Guide to Ear Infections.
Bình luận của bạn