Những yếu tố khiến bé yêu dễ bị bệnh hô hấp

Nguyên nhân trẻ viêm họng: Đề kháng yếu và dùng thuốc kháng sinh tùy tiện

Giúp mẹ phân biệt tiếng ho để chữa bệnh hiệu quả cho bé yêu

Sự thật sau lời đồn kha tử chữa được viêm họng

Sự thật về loại thuốc giảm cân gây suy gan cấp tính

Bổ sung vitamin A cho trẻ em bị nhiễm trùng đường hô hấp

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, sau khi cai sữa, bé không được nhận thêm nguồn kháng thể tự nhiên từ sữa mẹ, cũng là lúc bé phải tự mình xây dựng hệ miễn dịch và đối mặt với nhiều nguy cơ bị vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh hô hấp, tiêu hóa, suy giảm miễn dịch… Đặc biệt là các bệnh liên quan tới hô hấp: Viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn… ở trẻ học mẫu giáo, tiểu học.

Ngoài nguyên nhân hệ miễn dịch yếu, cấu tạo hệ hô hấp chưa hoàn thiện, thì những yếu tố sau cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ cứ viêm họng, đau ốm liên miên:

Ô nhiễm môi trường sống

Môi trường không khí ngày càng bị ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm họng phát triển. Khói thuốc lá, lông thú nuôi, nấm mốc, bụi bặm… cũng là nhân tố gây ra đau cổ họng.

Đặc biệt, nếu trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc không những dễ bị viêm họng, ho mà còn có nguy cơ bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn và ung thư phổi.

Dễ lây nhiễm và tái phát

Trẻ tiếp xúc với người đang bị viêm mũi họng rất dễ bị lây nhiễm bởi sức đề kháng yếu ớt. Nếu cha mẹ bị bệnh, hãy tránh tiếp xúc với con để đề phòng lây nhiễm. Lúc này, nên đeo khẩu trang, ho phải che miệng… Bên cạnh đó, có tới 80% trẻ hay bị tái diễn các đợt viêm mũi họng thường ra ngoài trời sau 20 giờ hoặc được bố mẹ cho đi đến những chỗ đông người.

Đặc biệt, với những trẻ đi mẫu giáo, rất dễ lây bệnh từ bạn bè do tiếp xúc gần gũi, chơi chung đồ chơi hay ăn chung.

"Nhốt" bé trong nhà

Không nên đưa bé tới chỗ đông người, nhưng cũng không nên nhốt bé trong nhà. Đưa bé ra ngoài hít thở không khí trong lành thực sự có ích cho bé. Bé không chỉ được tăng miễn dịch tự nhiên mà còn ngủ tốt hơn, tăng cảm giác ngon miệng, cải thiện tâm trạng. Nếu trẻ quá ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài, lúc nào cũng được giữ ở nhà thì đến tuổi đi học nhà trẻ, mẫu giáo... trẻ sẽ dễ mắc bệnh hô hấp hơn các trẻ được tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài.

Nguyên nhân là do trẻ chưa có miễn dịch với các loại virus, vi khuẩn gây bệnh trong môi trường. Tuy nhiên, không nên đưa con ra ngoài khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 15 độ C và khi bé bị sốt.

Tùy tiện sử dụng thuốc

Khi trẻ ho, bạn không nên tự mua thuốc giảm ho cho bé vì phản xạ ho sẽ không thể thực hiện, trẻ không tống được chất đờm trong phế quản ra ngoài sẽ dễ bị bệnh nặng hơn. Đặc biệt, nhiều bố mẹ có thói quen cho trẻ dùng thuốc kháng sinh mà chưa biết trẻ bị viêm họng do virus hay vi khuẩn. Điều này khiến trẻ dễ gặp những biến chứng khi dùng thuốc, như: Táo bón/tiêu chảy, ho nặng hơn, mệt mỏi, sốt cao…

Khi trẻ sổ mũi mà còn quá bé, không tự hỉ mũi được, mẹ nên làm thông thoáng mũi bằng cách nhỏ dung dịch nước muối có bán ở các hiệu thuốc (nhớ nói rõ độ tuổi của con để có được loại phù hợp), dùng dụng cụ hút mũi, rửa mũi để hỗ trợ cho bé.

Khi nào bệnh nặng mới đi khám

Đây là suy nghĩ sai lầm. Bởi vì, viêm họng, ho dai dẳng mà không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm amidan, viêm V.A, viêm tai, viêm mũi, viêm phế quản, ung thư vòm họng…

Vì vậy, ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu bị viêm họng, ho, sổ mũi… hãy thăm khám bác sỹ để được tư vấn cách điều trị thích hợp.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp