Gãi tai, lắc đầu liên tục có thể là dấu hiệu viêm tai ở mèo cưng.
4 cách giúp mèo cưng chăm uống nước
6 bệnh về mắt thường gặp ở mèo
Cho mèo cưng ăn tỏi có thể dẫn đến tác hại khôn lường
Mèo có thể ăn thức ăn dành cho cún không?
Nguyên nhân gây viêm tai ở mèo
Theo bác sĩ thú y Emily Pashaian Grant, Giám đốc Y khoa của Bệnh viện Thú y VCA SylvaniaVet (Mỹ), nguyên nhân gây viêm tai ở mèo thường do ve tai hoặc dị ứng.
Ve tai là loại kí sinh trùng rất nhỏ, thường sống trong tai của mèo và gây ngứa ngáy. Mèo bị ve tai thường hay gãi tai và lắc đầu. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo. Các chuyên gia thú y cho biết, ve tai có thể lây lan rất nhanh giữa các cá thể mèo, đặc biệt là mèo con.
Bên cạnh đó, viêm tai ở mèo cũng có thể là hệ quả của các phản ứng dị ứng với thực phẩm hoặc môi trường, bao gồm bụi và các chất gây dị ứng theo mùa. Ngoài ra theo BS. Grant, protein trong thức ăn cũng là một trong những tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất ở mèo, đặc biệt là các loại protein có nguồn gốc từ thịt gà, thịt bò và thịt gà tây.
Triệu chứng viêm tai
Một trong những dấu hiệu ban đầu cho thấy mèo cưng đang gặp vấn đề về tai là hành vi gãi tai liên tục và dữ dội. Sự khó chịu do viêm nhiễm gây ra khiến chúng không ngừng tìm cách xoa dịu cơn ngứa ngáy. Ngoài ra, hành vi lắc đầu mạnh cũng là một dấu hiện điển hình, khi chúng cố gắng loại bỏ các chất tiết gây kích ứng bên trong ống tai. Trong một số trường hợp, mèo còn có thể giữ tai ở tư thế bất thường để giảm cảm giác khó chịu.
Khi kiểm tra tai mèo, chủ nuôi có thể quan sát thấy tình trạng viêm đỏ, xuất hiện các chất tiết có màu sắc bất thường như đen, nâu, vàng hoặc xanh lá cây. Đặc biệt, mùi hôi khó chịu tỏa ra từ tai chính là dấu hiệu không thể bỏ qua, cho thấy tình trạng nhiễm trùng đã trở nên nghiêm trọng.
Cách điều trị thế nào?
Theo BS. Grant, các trường hợp nhiễm trùng tai ở mèo đều cần được bác sĩ thú y thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu không được can thiệp, bệnh có thể lan sâu vào tai trong, gây ra các biến chứng nghiêm trọng như xơ hóa ống tai, hẹp ống tai, thậm chí dẫn đến mất thính lực.
Tại phòng khám, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu dịch tai để kiểm tra dưới kính hiển vi, từ đó xác định chính xác loại mầm bệnh gây bệnh (ve, nấm hoặc vi khuẩn). Nếu bệnh ở giai đoạn đầu, có thể chỉ cần sử dụng thuốc nhỏ tai nhưng khi trở nặng, cần kết hợp cả thuốc uống cho mèo.
Một số biện pháp ngăn ngừa viêm tai mèo
Để phòng ngừa viêm tai cho mèo cưng, cách duy nhất mà “sen” có thể làm đó là vệ sinh tai thường xuyên. Nên vệ sinh tai cho mèo ít nhất một tháng một lần. Để mèo làm quen, hãy kết hợp việc vệ sinh với những trải nghiệm tích cực như massage tai và suop thưởng. Khi mèo đã quen, hãy dùng bông gòn thấm dung dịch vệ sinh tai chuyên dụng (do bác sĩ thú y kê đơn) lau nhẹ bên trong tai.
Lưu ý: Không đổ trực tiếp dung dịch vào tai trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Bình luận của bạn