Tỏi là loại thực phẩm gây hại cho mèo
6 bệnh về mắt thường gặp ở mèo
Mèo có thể ăn thức ăn dành cho cún không?
Khi mèo con mọc răng sữa…
Các bệnh ngoài da thường gặp ở mèo và cách nhận biết
Khoa học đã bắt đầu hướng đến chó, mèo như thế nào?
Theo Bác sĩ Thú y Genna Mize thuộc tập đoàn chuyên sản xuất, xuất khẩu các loại thuốc chất lượng cao dùng trong thú y, chăm sóc thú cưng Virbac, việc cho mèo ăn tỏi không chỉ gây ra chứng khó tiêu mà còn có khả năng làm thay đổi các tế bào hồng cầu từ đó cản trở chức năng vận chuyển oxy trong cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời và tình trạng này vẫn tiếp diễn trong thời gian dài, mèo cưng có thể bị thiếu máu dẫn tới tử vong.
Thành phần chính gây độc trong tỏi là n-propyl disulfide, một hợp chất hoạt tính có mặt trong tất cả các loại rau thuộc họ hành. Với đặc tính độc hại này, việc mèo tiêu thụ bất kỳ loại thức ăn nào có chứa tỏi, dù là tươi, nấu chín, muối hoặc bột, đều hoàn toàn không thể chấp nhận được. Thậm chí, theo nghiên cứu của BS. Mize, gia vị tỏi còn độc hại hơn tỏi tươi ở cùng một khối lượng do độ cô đặc nhiều hơn. Nguy hiểm hơn nữa, chỉ cần một tép tỏi nhỏ cũng đủ để gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho sức khỏe của mèo.
Bên cạnh đó, trong họ hành, tỏi không phải là thành viên duy nhất mang hương thơm đặc trưng nhưng đồng thời cũng chứa độc tố gây nguy hiểm cho mèo. BS. Mize khuyến nghị các chủ nuôi cần lưu ý và phòng tránh các loại thực phẩm có chứa hẹ, tỏi tây, hành tây, hành lá, hành tím.
BS. Mize nhấn mạnh, việc tiếp xúc với tỏi, dù là một lần với lượng lớn hay nhiều lần với lượng nhỏ, đều tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc ở mèo.
Triệu chứng ngộ độc tỏi ở mèo
Hậu quả khi mèo ăn tỏi có thể khác nhau tùy thuộc vào lượng tỏi mà chúng ăn. Nếu mèo bị ngộ độc tỏi, ban đầu chúng có thể chỉ xuất hiện các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa. Những dấu hiệu nghiêm trọng hơn có thể không xuất hiện ngay mà phải sau nhiều ngày, khi cơ thể mèo không còn khả năng tự phục hồi và các tế bào hồng cầu bị tổn thương gây ra tình trạng thiếu máu.
Trên thực tế, một số triệu chứng khác còn có thời gian ủ bệnh lên tới 5 ngày – khoảng thời gian khá dài để xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng độc tính. Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể xuất hiện bao gồm:
- Bỏ ăn
- Trầm cảm
- Lười vận động/ mệt mỏi
- Tăng nhịp tim và thở dốc
- Nướu có màu nhợt nhạt
- Nước tiểu có màu đỏ hoặc nâu
- Vàng da
Nếu nghi ngờ mèo cưng đã ăn phải tỏi, bạn cần theo dõi sát sao tình trạng của chúng. Trường hợp xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy hoặc nôn kéo dài quá 1 hoặc 2 ngày, không nên chủ quan chờ đợi các biểu hiện khác. Bạn cần đưa thú cưng đến ngay cơ sở thú y bởi hiện chưa có phương pháp điều trị tại nhà hiệu quả và khả năng phục hồi phụ thuộc lớn vào thời điểm phát hiện cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng ngộ độc.
Bạn cần làm gì khi mèo ăn tỏi?
Việc làm đầu tiên và cũng mang tính chất quyết định đó là cần đưa mèo cưng tới bệnh viện thú y ngay lập tức khi có dấu hiệu ngộ độc hoặc khi vừa ăn tỏi.
Trong trường hợp mèo có dấu hiệu ngộ độc tỏi, bạn cần bình tĩnh và lượt lại tất cả những thực phẩm mèo đã ăn trong vòng 3-5 ngày, thống kê các hành vi và triệu chứng bạn nhận thấy ở mèo tại nhà. Việc làm này sẽ giúp đội ngũ BS thú y có thêm thông tin giúp việc chẩn đoán thêm chính xác.
Nếu mèo nhà bạn ăn phải tỏi, bác sĩ thú y sẽ cố gắng gây nôn cho mèo ngay khi đến bệnh viện để loại bỏ tỏi ra khỏi cơ thể. Khi không gây nôn được, bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp hỗ trợ khác như truyền dịch, cho thuốc chống nôn và thuốc bảo vệ gan. Trong trường hợp nặng, mèo có thể cần truyền máu. Thời gian điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ mèo bị ngộ độc nặng hay nhẹ.
Bình luận của bạn