Mèo là loài động vật có đôi mắt đẹp nhưng đây cũng là bộ phận rất dễ bị tổn thương
Mèo cưng béo phì và "sen" làm sao đây?
10 lời khuyên của bác sĩ thú y giúp mèo khỏe mạnh
Hạt khô cho mèo: không phải “sen” nào cũng rành
Chó, mèo bị giun sán chữa tại nhà được không?
1. Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)
Viêm kết mạc là một bệnh lý mắt phổ biến ở mèo, gây ra bởi sự viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng tại kết mạc. Bệnh thường biểu hiện qua tình trạng đỏ mắt, sưng mí mắt và tiết dịch mắt màu vàng hoặc xanh lá cây. Nguyên nhân phổ biến gây viêm kết mạc ở mèo có thể kể đến như: nhiễm trùng đường hô hấp (do nấm, virus hoặc vi khuẩn), bị kích ứng, chấn thương vật lý,… Mặc dù bệnh này không lây nhiễm từ mèo sang người, nhưng một số loại vi khuẩn gây bệnh có thể lây lan giữa các cá thể mèo.
Theo Bác sĩ Nhãn khoa Thú y Mark Bobofchak (Mỹ), việc sử dụng các loại nước mắt nhân tạo có bán sẵn tại các hiệu thuốc thường an toàn. Tuy nhiên, việc trì hoãn đưa mèo đi khám khi tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh ban đầu.
2. Viêm bờ mi
Viêm bờ mi ở mèo thường là hậu quả của tình trạng entropion, một dị tật bẩm sinh khiến lông mi mọc ngược vào trong, cọ xát vào giác mạc và gây kích ứng. Các giống mèo có khuôn mặt phẳng và nếp gấp da hiện rõ như Ba Tư hay Himalaya thường có nguy cơ mắc phải tình trạng này cao hơn. Ngoài ra, viêm nhiễm, dị tật bẩm sinh khác, phản ứng dị ứng, khối u... cũng có thể là nguyên nhân gây ra viêm bờ mi ở mèo.
Theo Bệnh viện thú y VCA (Mỹ), các phương pháp điều trị viêm bờ mi ở mèo rất đa dạng, từ những biện pháp đơn giản như chườm ấm, nhỏ thuốc mắt đến những phương pháp phức tạp hơn như sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc phẫu thuật. Sự lựa chọn phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gốc rễ gây viêm và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
3. Đục thuỷ tinh thể
Đục thủy tinh thể, một bệnh lý nhãn khoa thường gặp ở người, cũng có thể xảy ra ở mèo, đặc biệt là ở những chú mèo “cao tuổi”. Bệnh này gây ra tình trạng mờ đục thủy tinh thể, làm giảm khả năng thị giác của mèo. Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh là vô cùng quan trọng, giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và giảm thiểu các biến chứng gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khoẻ của mèo cưng.
4. Bệnh tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp là một bệnh lý mắt nghiêm trọng ở mèo, xảy ra khi thủy dịch không lưu thông bình thường trong nhãn cầu. Theo các nghiên cứu của Trung tâm Sức khoẻ Mèo thuộc Cao đẳng Y khoa Thú y của Đại học Cornell (Mỹ), nguyên nhân chính gây bệnh thường liên quan đến viêm nhiễm hoặc tắc nghẽn ống dẫn lưu của mắt. Bên cạnh đó, các tổn thương, các khối u hoặc lệch thuỷ tinh thể cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các dấu hiệu điển hình của bệnh tăng nhãn áp ở mèo bao gồm sự giãn nở bất thường của nhãn cầu, đục giác mạc, đỏ mắt, giãn đồng tử không phản xạ, nheo mắt, đau nhức và chảy nước mắt quá mức. Bệnh lý này, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
5. Viêm giác mạc
Viêm giác mạc là một bệnh lý mắt gây ra nhiều khó khăn cho thú cưng. Các triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm đau nhức, đỏ mắt, chảy nước mắt và sợ ánh sáng. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm giác mạc có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như loét giác mạc, thậm chí là mù lòa. Do đó, khi phát hiện mèo có các dấu hiệu bất thường ở mắt, “sen” cần đưa thú cưng đến khám bác sĩ thú y ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
6. Loét giác mạc
Loét giác mạc là một trong những nguyên nhân gây đau nhức và giảm thị lực ở mèo. Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng như đỏ mắt, tiết dịch, nhạy cảm với ánh sáng và nheo mắt. Nguyên nhân gây loét giác mạc rất đa dạng, bao gồm chấn thương, nhiễm trùng vi khuẩn, virus, nấm hoặc do các bệnh lý mắt bên trong.
Việc điều trị loét giác mạc phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ tổn thương nhưng nếu không được điều trị kịp thời, loét giác mạc có thể tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến thị lực vĩnh viễn của mèo.
Bình luận của bạn