Nhà nước kiến tạo, doanh nghiệp hưởng ứng

Nhà nước kiến tạo sẽ tạo lập một sân chơi với nhiều thuận lợi, minh bạch và công bằng cho doanh nghiệp

Video: Nhà nước kiến tạo, lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ?

Cần có tiêu chuẩn thống nhất cho các đơn vị thanh tra GMP độc lập

Doanh nhân Hoàng Minh Châu: Không GMP, thực phẩm chức năng Việt sẽ thua trên sân nhà!

Cục trưởng "mách nước" doanh nghiệp nhỏ "đối phó" GMP TPCN

Ngay trong phiên họp Chính phủ đầu tiên ở cương vị Thủ tướng, người đứng đầu cơ quan hành pháp đã ban hành Nghị quyết về tháo gỡ các rào cản để các doanh nghiệp phát triển.

Hàng loạt các văn bản dưới luật đã và đang được rà soát để loại bỏ bớt các “giấy phép con” không cần thiết, gây khó khăn và phiền hà cho doanh nghiệp. Có rất nhiều băn khoăn liệu các cơ quan chức năng có dám “từ bỏ lợi ích” của mình để hướng đến mục tiêu Chính phủ kiến tạo như chủ trương đã đề ra của Thủ tướng?

Câu chuyện Thông tư 20 của Bộ Công Thương về điều kiện nhập khẩu xe hơi dưới 9 chỗ đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của báo chí với nghi vấn có lợi ích nhóm… Cuối cùng thì Thông tư 20 đã bị bãi bỏ. Nhưng còn bao nhiêu vấn đề cần tháo gỡ giống như vậy?

Chính phủ kiến tạo là chính phủ tạo được môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng, dù thuộc quy mô nào đi chăng nữa. Muốn thế, cần phải có những quy chuẩn, tiêu chuẩn, điều kiện minh bạch, rõ ràng để doanh nghiệp thực hiện thay vì làm khó doanh nghiệp. Đơn cử như chiếc mũ bảo hiểm, doanh nghiệp nào sản xuất cũng được bất kể quy mô to hay nhỏ, nhưng chất lượng hàng hóa phải đạt Tiêu chuẩn Việt nam (TCVN) hoặc Quy chuẩn kỹ thuật.

Trong lĩnh vực y tế, điều kiện để sản xuất dược phẩm là nhà máy phải đạt Tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practices ). Sắp tới đây, điều kiện để sản xuất sản phẩm trong lĩnh vực thực phẩm chức năng (TPCN) cũng phải áp dụng Tiêu chuẩn GMP . Đó là các Tiêu chuẩn chung về điều kiện sản xuất. Các sản phẩm muốn được đưa vào lưu thông phải có Quy chuẩn kỹ thuật (QCKT) hoặc Tiêu chuẩn phù hợp tương tự như dược phẩm được sản xuất theo Dược điển, Dược thư hoặc tiêu chuẩn nhà sản xuất phù hợp với Dược điển.

Chỉ có điều trong ngành dược việc đánh giá và cấp chứng nhận GMP cho cơ sở sản xuất lại chính là nhà nước (Cục Quản lý Dược). Trong khi đó, tinh thần Nhà nước kiến tạo là cơ quan nhà nước ấy (Cục quản lý dược ) chỉ nên ban hành Tiêu chí đánh giá GMP, còn việc đánh giá chứng nhận nên để bên thứ 3.

Chuyện tiêu cực trong ngành nông nghiệp về cấp giấy chứng nhận nuôi trồng tốt GAP cho thấy lỗ hổng vì ai là người đi hậu kiểm thường xuyên cho hoạt động cấp GAP? Nếu cơ quan quản lý thực sự đúng vai quản lý: tức là đưa ra những tiêu chí đánh giá GAP. Bên thứ 3 sẽ tiến hành đánh giá và cơ quan quản lý hậu kiểm.

Chủ trương chuyển đổi mô hình theo hướng Nhà nước kiến tạo – minh bạch và có trách nhiệm với từng đồng thuế của dân đã được doanh nghiệp đón nhận và hưởng ứng. Doanh nghiệp kỳ vọng, chủ trương này sẽ được hiện thực hóa thay vì chỉ nằm trên khẩu hiệu để thực sự trở thành động lực phát triển cho nền kinh tế.

Xuân Đức H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý