Người tiêu dùng TPCN thường ít tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng
Tại sao nhiều người còn “e dè” với TPCN?
Cảnh báo TPCN Trung Quốc làm tăng nguy cơ tim mạch
Thêm 2 TPCN bị đình chỉ lưu hành do vi phạm quảng cáo
Gian nan “tìm mua” TPCN Thảo cốt vương
Chị Hồ Quỳnh Hoan, (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Tôi được đồng nghiệp mách nên mua sữa chua lợi khuẩn về ăn để tăng cân. Sử dụng hơn 1 tháng cũng chưa thấy có kết quả. Đi hỏi bác sỹ mới biết sữa chua chỉ hỗ trợ hệ tiêu hóa chứ không có dưỡng chất tăng cân. Tôi đã không chú ý đến ăn uống đầy đủ nên không tăng cân được”.
Trên thực tế, những “phát hiện” của chị Hoan đều có ghi trong hướng dẫn sử dụng của sản phẩm. Hơn nữa, do không được hướng dẫn rõ ràng về công dụng, chị Hoan cũng như nhiều người khác đang rơi vào tình huống trên. Đặc biệt, đối với những người bị bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, người có cơ địa dị ứng thì việc sử dụng TPCN tùy tiện còn có thể phát sinh những diễn biến nguy hại đến sức khỏe.
Tùy tiện sử dụng TPCN có thể gây ra những phản ứng nguy hại cho sức khỏe
Cuộc khảo sát nhanh của PV Health+ cho thấy, chỉ có 4/10 người có phản xạ tham khảo ý kiến các bác sỹ, người có chuyên môn trước khi sử dụng TPCN, đây cũng là những người tìm hiểu kĩ về hướng dẫn sử dụng sản phẩm trước khi dùng, số khách hàng còn lại sử dụng TPCN vì “nghe nói”, “tra trên mạng”, ít quan tâm đến thành phần, liều lượng khi sử dụng TPCN.
Việc tùy tiện sử dụng TPCN này bắt nguồn từ những thông tin truyền miệng , xem TPCN là “thần dược” đa năng, có công dụng trị bách bệnh. Từ đó, người dùng bỏ qua khuyến cáo mà tự ý sử dụng TPCN theo hướng dẫn của những “chuyên gia” là hàng xóm, đồng nghiệp, bạn bè – những người không có chuyên môn y tế.
Theo Dược sỹ Chuyên khoa II Bùi Văn Uy, người dùng nên tìm hiểu kỹ thành phần, tính năng của TPCN có phù hợp với việc hỗ trợ chữa bệnh cho mình không, không nên dùng theo quảng cáo hay theo lời khen của người khác vì nhu cầu và thể trạng của mỗi người là khác nhau.
Đáng chú ý hơn, gần đây có một số người tiêu dùng phản ánh rằng TPCN (thực phẩm bổ sung Vitamin C, thực phẩm bổ sung Canxi và Magne, thực phẩm bổ sung chất xơ, thực phẩm chức năng hỗ trợ gan)… gây ra các biểu hiện xấu như: thần kinh thể nhược, nhịp xoang nhanh, tăng cân, buồn ngủ.
Phản hồi vấn đề này, PGS. TS. Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam (VAFF) khẳng định đây là kết luận thiếu cơ sở khoa học và không có nghiên cứu nào chỉ ra mối liên hệ giữa việc bổ sung các thành phần này với các biểu hiện cơ thể nêu trên.
Ví dụ, Vitamin C là một vitamin tan trong nước, nó cần bổ sung hàng ngày và lượng dư thừa sẽ đào thải qua nước tiểu, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, để xác định rõ ràng, cần thực hiện một nghiên cứu dịch tễ học về vấn đề trên.
Bình luận của bạn