Những bộ phận cơ thể người từng được tái tạo

Âm đạo

Một nghiên cứu được công bố trong tuần này bởi tạp chí y khoa Lancet cho biết, các nhà nghiên cứu có thể thực hiện việc “trồng” âm đạo trong một phòng thí nghiệm chuyên biệt. Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu Trường y khoa thuộc Đại học Wake Forest ở Winston-Salem (North Carolina) và Trường ĐH tự trị Đô Thành (MAU) ở Mexicocity. Họ đã lấy mẫu mô từ 4 bệnh nhân nữ vị thành niên người Mexico, trong độ tuổi 13 và 18, và từ các mẫu mô này cấu trúc nên các thành phần của âm đạo bằng cách nuôi cấy và mở rộng các mô trong những cái lò ấp đặc biệt. Bản thân những bệnh nhân này ngay từ lúc sinh ra đã có một cơ quan âm đạo không đầy đủ vì một chứng rối loạn di truyền. Sau này, khi đã trải qua phẫu thuật và được cấy ghép mô âm đạo, các bệnh nhân đã có thể thực hiện những hành vi sinh hoạt tính dục như người bình thường.

Những bộ phận cơ thể người được tái tạo kỳ diệu
Khuôn mặt bệnh nhân Xu Jianmei trong quá trình phẫu thuật chỉnh sửa.

Mũi

Ở Trung Quốc, các bác sĩ đã thực hiện ca phẫu thuật “tái trồng mũi” cho một người đàn ông có tên là Xiaolian. Ông mắc phải một chứng nhiễm khuẩn khiến cho mũi bị tổn thương và biến dạng. Các bác sĩ đã sử dụng một chất làm tăng mô và tái định hình một cái mũi thứ hai trong suốt nhiều tháng ngay trên trán của Xiaolian. Cuối cùng, khi đợt phẫu thuật hoàn tất, họ đã sử dụng sụn từ xương sườn của Xiaolian để tăng cường mô cấy cho mũi của ông. TS. Patrick Byrne, Giám đốc Khoa phẫu thuật tái cấu trúc và phẫu thuật tạo hình mặt (FPRS) tại Trung tâm y khoa Johns Hopkins (Baltimore, Maryland, Mỹ) hy vọng, trong tương lai có thể chuyển hóa đầy đủ các bộ phận người trong phòng thí nghiệm. Ông Patrick Byrne cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi có thể lấy một mẫu da và một số tế bào từ ADN và xương sụn của bệnh nhân và sử dụng những tế bào này để “trồng” toàn bộ các cấu trúc ngay trước thời điểm tái cấy ghép”.

Tai

Một phòng thí nghiệm ở London đã tạo bước đột phá trong phòng thí nghiệm khi tạo ra những cái tai nhân tạo có chức năng như một cơ phận cơ thể sống. Trong khi mà trước đó, các bác sĩ thường phải phẫu thuật để tái tạo bộ phận này thì giờ đây, họ có thể tái cấu trúc bộ phận bằng một bộ khung polymer, kế tiếp đó bộ khung này sẽ được bao phủ bởi các tế bào gốc và được nuôi dưỡng cho đến khi chúng dùng cho hoạt động cấy ghép. Cuối cùng, các nhà khoa học sẽ cấy thử nghiệm tai nhân tạo lên một đối tượng nào đó.

Các nhà nghiên cứu cho biết, tai khó làm hơn mũi bởi vì bạn phải có tất cả các đường nét phù hợp của một cái tai và da được kéo căng để bạn có thể nhìn thấy một cấu trúc tai hoàn thiện.

Khí quản

Năm 2013, các bác sĩ đã có thể bảo lưu mạng sống của một bé gái 2 tuổi bằng cách tạo ra một khí quản nhân tạo cho em bé. Bé Hannah Warren khi chào đời đã không có khí quản như người bình thường, bởi một khiếm khuyết di truyền hiếm gặp. Cuộc sống của bé được chăm sóc trong một đơn vị đặc biệt ở Seoul (Hàn Quốc) trước khi được mang đến Mỹ để tiến hành ca phẫu thuật mang tính lịch sử. Nhằm mang lại cuộc đời mới cho bé Hannah, các bác sĩ ở Chicago đã sáng tạo ra một khí quản nhân tạo gồm một tấm lưới không xơ được bao phủ bằng những tế bào được chiết xuất từ tủy xương của bệnh nhân Hannah. Vì các bác sĩ đã sử dụng chính tế bào của bệnh nhân mà bé Hannah không cần phải dùng đến các loại thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian hồi phục. Không may là bé Hannah đã mắc phải những vấn đề sức khỏe khác mà không thể phục hồi được, nên bé đã qua đời chỉ vài tháng sau ca phẫu thuật.

Khuôn mặt

Gần đây, các nhà khoa học đã thực hiện việc nuôi cấy mô trong phòng thí nghiệm để tái tạo khuôn mặt cho một bé gái Xu Jianmei, người Trung Quốc bị tai nạn hỏa hoạn với khuôn mặt bị biến dạng lúc còn nhỏ. Do vết sẹo bị co kéo trên khuôn mặt mà Xu chẳng thể nào mỉm cười được. Sau quá trình phẫu thuật, một khuôn mặt mới đã được tạo ra từ các mô lấy từ vú của bệnh nhân. Trong vài tháng sau đó, các bác sĩ đã sử dụng chất làm tăng mô để tạo ra nhiều mô mới hơn, rồi chuyển hóa các mô này để tái cấu trúc những đặc điểm khuôn mặt của Xu Jianmei. Sau phẫu thuật, Xu Jianmei đã nở được nụ cười tươi tắn sau hơn một thập niên sống trong mặc cảm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất