Những dấu hiệu nhận biết và đặc tính của biến chủng virus Delta

virus Delta được ví như “máy bay chiến đấu du kích" đang khiến cả thế giới phải lao đao

Bạn nên bổ sung những loại vitamin nào trong mùa dịch COVID-19?

Bộ Y tế đề nghị tạo điều kiện thuận lợi cho lái xe vận chuyển hàng hóa vùng dịch

Bộ Y tế đề nghị tạo điều kiện thuận lợi cho lái xe vận chuyển hàng hóa vùng dịch

Những điều nên làm để kiểm soát căng thẳng, lo âu vì dịch bệnh

Dịch COVID-19 được gây ra bởi virus SARS-CoV-2. Từ lần bùng phát đầu tiên tại Vũ Hán cho đến nay, các nhà khoa học đã tìm ra được hàng loạt biến chủng của virus SARS-CoV-2. Trong số này, biến chủng Delta, lần đầu tiên được phát hiện tại Ấn Độ, là ghê gớm nhất khi có tốc độ lây lan chóng mặt, các triệu chứng bệnh khác với virus “gốc”.

Tại sao có biến thể Delta?

Theo các nhà nghiên cứu, virus luôn đột biến theo thời gian. Thường sau khi lây nhiễm, virus sẽ tạo ra hàng nghìn bản sao của chính nó. Nhưng đôi khi, thông tin mà nó đang sao chép bị sai và một chút mã di truyền có thể bị thay đổi hoặc bị hoán đổi. Hầu hết thời gian những "sai lầm" nhỏ này không gây ra tác động gì, nhưng đôi khi chúng thay đổi cách thức hoạt động của virus.

Những thay đổi đối với mã di truyền của biến thể Delta đã ảnh hưởng đến protein đột biến ở bên ngoài của virus. Nó được gọi là "đột biến kép" vì nó có hai thay đổi lớn cho phép biến thể Delta liên kết với nhau dễ dàng hơn. Đó là lý do khiến Delta dễ lây lan hơn và tốc độ lây lan nhanh đến thế.

Những điều cần biết về biến chủng Delta

Tốc độ và khả năng lây nhiễm của biến thể Delta là rất đáng gờm
So với loại virus đầu tiên xuất hiện tại Vũ Hán, hay biến thể tại Anh, biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao hơn nhiều. GS. Stuart Turville, nhà virus học tại Viện Kirby, cho rằng tốc độ lây lan của Delta cao hơn khoảng 50% so với biến thể Alpha - vốn đã có khả năng lây truyền cao hơn khoảng 50% so với virus đầu tiên được tìm thấy ở Vũ Hán.

Tỷ lệ tấn công thứ cấp (số người có nguy cơ bị nhiễm bệnh nếu họ tiếp xúc với người bị bệnh), cũng cao hơn. Cứ 100 người tiếp xúc với người bị nhiễm chủng Delta, thì 12 người trong số đó có khả năng bị nhiễm bệnh. Với chủng Alpha, tỷ lệ này là 8-9 người”.

Biến thể Delta khiến Ấn Độ và giờ là Indonesia quay cuồng với những thiệt hại vô cùng nặng nề về người

Triệu chứng khi nhiễm biến thể Delta khác so với virus ở Vũ Hán và Anh
Các chuyên gia cho rằng triệu chứng khi nhiễm biến thể Delta có vẻ khác với virus "gốc". Thông thường, sốt, ho dai dẳng, mất vị giác hoặc khứu giác là những triệu chứng hàng đầu cần lưu ý. Nhưng người nhiễm biến thể Delta lại thường mắc chứng đau đầu, sau đó là đau họng, sổ mũi và sốt.

Theo GS. Turville, những triệu chứng bệnh nặng như mất khứu giác và khó thở ít phổ biến hơn. Thay vào đó, mọi người có các triệu chứng giống cảm lạnh thông thường hơn như sổ mũi, đau họng. Những người không được tiêm vaccine phòng COVID-19 có thể bị sốt. Mức độ nghiêm trọng có vẻ thấp hơn các biến thể khác.

Mức độ nguy hiểm của biến thể Delta nhẹ hơn
GS. Turville cho biết vì biến thể mới được phát hiện nên chưa có nhiều kết quả nghiên cứu về nó. Tuy nhiên, một điều có thể an tâm là tỷ lệ tử vong thấp hơn các biến thể khác.

Ông nói: “Nhìn vào quá trình theo dõi 28 ngày sau khi nhiễm bệnh, tỷ lệ tử vong khi mắc các biến thể trước là 1,9%. Nhưng cho đến nay, tỷ lệ tử vong khi mắc biến thể Delta được thống kê là 0,3%”.

Biến chủng Delta “ưa” người trẻ hơn
GS. Turville cho biết theo nghiên cứu ở ngoài Australia, những người trẻ tuổi có thể dễ bị nhiễm biến thể Delta hơn người lớn tuổi. Tỷ lệ này có thể sai lệch ở những nơi người dân đa phần đã được tiêm vaccine đầy đủ.

Ông phân tích những người trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ nhiễm biến chủng này nhiều hơn, một phần có thể bởi chúng là những đối tương chưa được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Cùng với đó, trong bối cảnh hạn chế đi lại như hiện nay, người lớn thường có xu hướng ở trong nhà trong khi trẻ em di chuyển nhiều hơn nên dễ mắc bệnh hơn.

Hiệu quả của vaccine đối với biến thể Delta
GS. Turville cho biết: “Điều thú vị là mặc dù biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao hơn, nhưng vaccine lại có tác dụng đối với virus này. Cả vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer và AstraZeneca đều có khả năng bảo vệ chống lại biến thể Delta. Tốt nhất là bạn nên tiêm đủ hai liều vaccine để đạt hiệu quả phòng bệnh cao hơn”.

Dữ liệu từ Public Health England cho thấy, sau tiêm hai liều vaccine ngừa Covid-19 bất kỳ, hiệu quả chống lại biến thể Delta đạt 79% so với 89% ở chủng Alpha. Nhưng hiệu quả của vaccine đối với chủng Delta ở người bị nặng là 96% so với 93% ở chủng Alpha”.

Đức Bình H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin