Dịch COVID-19 kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ tới mọi mặt đời sống khiến nhiều người bị căng thẳng tâm lý
Thực phẩm giúp giảm lo âu, căng thẳng trong mùa dịch
7 loại thực phẩm chức năng giúp giảm căng thẳng, stress
Làm sao giảm căng thẳng, stress khi làm việc trong mùa COVID-19?
Trọng tài V.League đang căng thẳng?
Ngâm mình trong bồn tắm: Cách đơn giản để thư giãn, giảm căng thẳng
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta. Các thông tin về số ca nhiễm tăng lên hàng ngày, cùng với biện pháp dãn cách xã hội là cần thiết để giảm sự lây lan của dịch bệnh nhưng có thể khiến chúng ta cảm thấy sợ hãi, căng thẳng.
Việc cách ly tại nhà không được ra đường, giao tiếp với nhiều người xung quanh, càng khiến nhiều người khó chịu, bức xúc căng thẳng, u uất dẫn đến lo âu, trầm cảm, mất ngủ gia tăng. Những người bị lo lắng, căng thẳng thường có biểu hiện như:
- Thường xuyên có cảm giác sợ hãi, tức giận, buồn bã, lo lắng…
- Thay đổi về cảm giác thèm ăn, mong muốn và sở thích
- Cảm giác bồn chồn không thể bình tĩnh tập trung vào công việc
- Khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, dễ tỉnh giấc và gặp ác mộng
- Dễ gặp các vấn đề như đau đầu, đau cơ thể, đau dạ dày và phát ban trên da
- Tăng sử dụng thuốc lá, rượu và các chất khác
Dưới đây là một số cách đơn giản giúp bạn kiểm soát căng thẳng, lo âu trong mùa dịch:
Rèn luyện sức khỏe
Bạn nên duy trì vận động cơ thể ngay tại nhà để suy trì sức khỏe, giải tỏa căng thẳng
Mặc dù trong mùa dịch, chúng ta được khuyên cáo hạn chế ra ngoài nhưng bạn cũng có thể rèn luyện sức khỏe bằng cách tập thể dục với các bài tập ngay tại nhà. Các bài tập bạn có thể thực hiện như yoga, ngồi thiền, thể dục nhịp điệu... hàng ngày ngay trong nhà cùng các thành viên khác trong gia đình. Vận động cơ thể giúp giảm hormone căng thẳng của cơ thể và duy trì sức khỏe, thái độ tích cực và hoạt động như là thuốc giảm đau tự nhiên.
Ăn uống lành mạnh
Bạn nên ăn nhiều các thực phẩm có hàm lượng đạm dễ hấp thụ như: tôm, cua, cá... đặc biệt là đạm có nguồn gốc thực vật như đậu nành. Các loại thực phẩm này giàu chất kẽm, vitamin B, selen, acid béo, acid amino, tryptophan vừa giúp tăng cường sức đề kháng vừa giúp kiểm soát căng thẳng, lo âu trong mùa dịch.
Ngoài ra, bạn cũng chú ý bổ sung các loại rau xanh và trái cây như: dưa hấu, chuối, quả bơ, cam, kiwi, bông cải xanh, khoai tây, cà rốt... Những loại quả này giàu vitamin C, vitamin B, kali, acid amino... giúp làm dịu hệ thần kinh. Hạn chế uống rượu, bia, thuốc lá và sử dụng các chất kích thích gây ức chế hệ thần kinh.
Nghỉ ngơi và thư giãn
Căng thẳng tăng lên sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh ngủ. Ngủ đủ giấc theo khuyến cáo giúp bạn tập trung vào công việc và kiểm soát căng thẳng. Vì vậy, bạn nên tránh uống rượu, cà phê, trà trước khi đi ngủ để dễ ngủ hơn.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể thư giãn tinh thần bằng việc nghe nhạc, nấu ăn, nói chuyện với bạn bè... Nhạc nhịp độ chậm, nhạc không lời có thể tạo ra phản ứng thư giãn bằng cách giúp giảm huyết áp và nhịp tim cũng như các kích thích tố gây căng thẳng.
Ngoài ra, tập hít thở cũng là một trong những cách giảm căng thẳng đơn giản vì bạn chỉ cần tập trung vào hơi thở của mình. Ngồi hoặc nằm ở một nơi yên tĩnh, hít thở sâu bằng mũi và thở ra từ từ bằng miệng hoặc mũi nếu cảm thấy dễ chịu hơn. Hít thở sâu có thể giúp bạn bình tĩnh và thư giãn.
Lựa chọn thông tin
Tin tức cập nhật về tình hình COVID-19 thay đổi liên tục, có thể gây căng thẳng. Vì thế, bạn chỉ nên xem, đọc hoặc nghe các câu chuyện, tin tức về đại dịch trên báo hoặc các trang mạng chính thống. Tránh những trang báo, trang mạng không chính thống đưa tin sai sự thật gây lo lắng, hoang mang.
Liên lạc với bác sĩ của mình, nhất là khi bạn đang điều trị các bệnh mạn tính, có thể khám tư vấn bác sĩ từ xa, liên hệ với các trung tâm tư vấn tâm lý để được hỗ trợ khi cần. Khi tình trạng lo lắng, căng thẳng quá mức, nên đi gặp bác sĩ để khám và được tư vấn và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bình luận của bạn