Những điều cần phải biết về siêu vi khuẩn MRSA kháng kháng sinh

Vi khuẩn MRSA - Methicillin-resistant Staphylococcus aureus không đáp ứng điều trị với kháng sinh thông thường

Thịt gà đầy siêu vi khuẩn MRSA - làm sao để tránh?

Siêu vi khuẩn kháng thuốc có thể gây tử vong

WHO cảnh báo: “siêu vi khuẩn” đe dọa toàn cầu

WHO: Kháng thuốc kháng sinh được ví như “khủng hoảng y tế toàn cầu”

MRSA là gì?

Siêu vi khuẩn MRSA viết tắt cho Methicillin-resistant Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng kháng Methicillin). Loại vi khuẩn này gây ra nhiễm trùng “staph” (nhiễm trùng tụ cầu khuẩn) không đáp ứng điều trị với kháng sinh thông thường.

Thông thường các kháng sinh nhóm beta-lactamase sẽ tiêu diệt các tụ cầu vàng theo cơ chế làm bất hoạt các enzyme chúng sử dụng để xây dựng nên vách tế bào vi khuẩn. Tuy nhiên, một trong những enzyme có tên là PBP2A của MRSA lại thường không bị mất hoạt tính khi tiếp xúc với các kháng sinh này. Trên thực tế, siêu vi khuẩn chết người này vẫn có thể tiếp tục hình thành nên các vách tế bào và các vách này hoàn toàn khác so với vách tế bào của những chủng tụ cầu vàng bình thường. Sự thay đổi về cấu trúc tế bào này tạo nên hoạt tính kháng kháng sinh rất mạnh. Do vậy, các con chuột được điều trị bằng kháng sinh thậm chí còn bị nhiễm khuẩn nặng hơn.

MRSA có thể gây nhiễm khuẩn cho người bằng cách xâm nhập vào cơ thể qua vết cắt, vết thương hở, các ống thông hoặc bằng các phương tiện khác. Bất kỳ ai cũng có khả năng nhiễm loại siêu vi khuẩn chết người này. Những người làm việc trong môi trường chăm sóc y tế hay trực tiếp làm việc với vật nuôi như nông dân, người sơ chế/chế biến thịt và bác sỹ thú y là những đối tượng dễ bị nhiễm MRSA hơn cả. Tuy nhiên, những người ăn quá nhiều thịt nuôi công nghiệp cùng với việc có điều kiện sống nghèo nàn và lối sống không lành mạnh cũng có nguy cơ bị nhiễm MRSA cao.

Tìm hiểu ngay về thực trạng siêu vi khuẩn kháng kháng sinh trong infographic dưới đây:

Tháng 11 năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát động một chiến dịch toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh. WHO nhấn mạnh: Kháng sinh là một nguồn tài nguyên quý giá và cần được bảo tồn. Kháng sinh nên được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, theo chỉ định của chuyên gia y tế.

Biết Tuốt H+ (Theo Dr.Axe)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm