Tuần hoàn (C)
Ngay khi đang tiến hành phương pháp thổi ngạt đã phải chú ý đến tuần hoàn.
Đánh giá:
Tuần hoàn không đầy đủ được xác định khi không có mạch trong vòng 10 giây, khi
có mạch nhưng mạch chậm và không có các dấu hiệu tuần hoàn khác như không thở
hoặc không ho khi đang được thổi ngạt hoặc không cử động. Ở người lớn và trẻ em
có thể bắt mạch cảnh để đánh giá. Ngay cả một chuyên gia có kinh nghiệm để bắt
mạch trong vòng 10 giây cũng là vấn đề khó. Vì vậy khi vắng mặt của các dấu
hiệu sinh tồn là chỉ định đầu tiên của ép tim. Các dấu hiệu sinh tồn này bao
gồm: cử động, ho hoặc nhịp thở bình thường (không phải thở ngáp hoặc nhịp thở
bất thường)
Ở trẻ nhỏ có thể bắt mạch cảnh ở vùng cổ hoặc mạch bẹn ở vùng đùi còn trẻ nhũ
nhi, do cổ ngắn và béo nên xác định động mạch cảnh có thể khó. Khi đó, nên xác
định động mạch cánh tay và động mạch đùi (hình 4.7)
Bắt mạch cánh tay
Bắt đầu ép tim goài lồng ngực khi:
+ Không có dấu hiệu của sự sống
+ Không có mạch
+ Mạch chậm ( ít hơn 60 nhip/phút với dấu hiệu tưới máu kém)
Trong trường hợp không có dấu hiệu của sự sống ép tim có thể được tiến hành
ngay, Nếu trong trường hợp bạn không chắc chắn là nhịp tim trên 60 nhip/phút
trong 10 giây thì việc ép tim không cần thiết cũng không gây tổn thương
Nếu có mạch với đủ tần số và dấu hiệu tưới máu tốt mà trẻ vẫn ngừng thở thì
phải tiếp tục thổi ngạt cho đến khi trẻ thở lại. Các dấu hiệu giảm tưới máu
gồm: xanh tái, giảm đáp ứng với kích thích, giảm trương lực cơ.
Ép tim ngoài lồng ngực
Đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng cứng để đạt được kết quả tốt nhất. Ở trẻ nhũ
nhi có thể sử dụng bàn tay người cấp cứu để tạo mặt phẳng này. Nhưng trên thực
tế thì rất khó.
Do kích thước trẻ khác nhau nên thông thường trẻ nhũ nhi (<1 tuổi) cần kỹ
thuật khác trẻ nhỏ. Trẻ lớn (>8 tuổi) có thể sử dụng kỹ thuật dùng cho người
lớn và điều chỉnh cho phù hợp với kích thước của trẻ. Ép tim sâu xuống khoảng
1/3 bề dày lồng ngực của trẻ.
Vị trí ép tim thống nhất cho mọi lứa tuổi là: một phần hai dưới xương ức
a. Trẻ nhũ nhi: Với trẻ nhũ nhi: ép tim có hiệu quả hơn khi sử dụng kỹ
thật 2 tay ôm vòng quanh ngực: người cấp cứu dùng hai tay ôm vòng quanh ngực
hoặc ôm một phần quanh ngực trẻ, ngón tay cái đặt ở vị trí nửa dưới của xương
ức và ép tim, như trình bày ở hình 4.8. Phương pháp này chỉ có thể áp dụng khi
có 2 người cấp cứu vì cần phải có thời gian để đặt lại tư thế mở thông đường
thở
Ép tim ở trẻ nhũ nhi: kỹ thuật 2 ngón tay
c. Trẻ lớn: Dùng cả hai tay với các ngón tay khoá lại với nhau và ép sâu
ít nhất 1/3 bề dầy lồng ngức (hình 4.11). Ngay sau khi đã chọn được kỹ thuật và
vị trí ép tim thích hợp, phải tiến hành ngay thủ thuật.
Ép tim ở trẻ nhi
Ép tim ở trẻ lớn
Hồi sức tim phổi liên tục
Tần số ép tim cho tất cả các lứa tuổi là 100 lần/phút, tỷ lệ 15 lần ép tim:2
lần thổi ngạt. Nếu không có sự giúp đỡ, phải liên lạc với trung tâm cấp cứu sau
CPR 1 phút.
Phải cấp cứu cơ bản không ngừng cho đến khi trẻ có cử động và thở được.
Các nghiên cứu về cấp cứu ngừng tim phổi chỉ ra rằng người cấp cứu thực hiện ép
tim quá chậm và quá nhẹ. Vì vậy, ngày nay người ta khuyến cáo rằng ép tim nên
thực hiện động tác nhanh và mạnh, độ sâu ít nhất 1/3 bề dầy lồng ngực với tỉ lệ
ép tim 100 chu kỳ/phút và ngừng ép tim một cách hạn chế.
Thời gian để đặt lại tư thế trẻ và đánh giá lại sự thông thoáng đường thở sẽ
làm giảm chu kỳ hồi sức trong 1 phút. Đây là một vấn đề rất khó khắc phục khi
chỉ có một người cấp cứu. Ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ có thể dùng 1 tay còn lại để
giữ tư thế đầu trẻ. Không cần kiểm tra lại vị trí ép tim sau mỗi lần thông khí.
Kỹ thuật hồi sức tim phổi cho trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ được tóm tắt trong bảng
Bảng tóm tắt các kỹ thuật cấp
cứu cơ bản ở trẻ em
Việc sử dụng máy chống rung tự động hiện nay được đưa vào chương trình đào tạo cấp cứu cơ bản ở người lớn. Như đã nói ở trên, ở trẻ em phần lớn nguyên nhân ngừng tim là do suy hô hấp và suy tuần hoàn. Nhưng dù sao, trong một số trường hợp (đã được nói đến ở phần 4.2) trẻ em có thể ngừng tim tiên phát và việc dùng máy chống rung tự động bên ngoài, cùng với việc nhân viên được huấn luyện, nên việc sử dụng có thể dễ dàng ở những nơi công cộng như sân bay, tổ hợp thương mại. Trong sách này, phần bàn luận về cách dùng máy chống rung tự động bên ngoài sẽ nằm trong chương Xử trí ngừng tim (Chương 6)
Tư thế hồi phục
Không có tư thế hồi phục đặc hiệu nào được xác định cho trẻ em. Trẻ nên được đặt ở tư thế đảm bảo duy trì được thông thoáng đường thở, có thể theo dõi và tiếp cận được và đảm bảo an toàn, lưu ý các điểm dễ bị ép.
Thiết bị báo hiệu
Dùng thiết bị báo hiệu như máy đếm nhịp đặt ở 100 nhịp/phút cho đào tạo và thực hành hồi sức tim phổi, duy trì tần số ép tim theo khuyến nghị.
Xác định tuổi
Vì kỹ thuật tiến hành cấp cứu cơ bản là đơn giản và không cần phải xác định tuổi của trẻ, chỉ trừ việc xác định nhóm trẻ nhỏ (< 1 tuổi) và trẻ lớn hơn (từ 1 tuổi trở lên). Rõ ràng là không phù hợp và không cần thiết phải xác định mức độ dậy thì của trẻ khi tiến hành cấp cứu cơ bản. Nhân viên y tế nên sử dụng hướng dẫn dành cho trẻ nếu anh ta tin rằng nạn nhân là một đứa trẻ. Nếu nạn nhân là trẻ nhỏ, thì nói chung những nguyên nhân gây ngừng tim cũng tương tự như ở trẻ lớn, thường là thiếu oxy, thiếu cấp máu trước.
Tỉ lệ ép tim thông khí
Kinh nghiệm làm việc cho thấy, nếu thời gian ép tim dài hơn trong lúc tiến hành cấp cứu thì áp lực tưới máu vành sẽ tăng hơn. Tương tự như thế, thông khí là một phần quan trọng của cấp cứu và cần làm sớm nhất là khi trẻ có ngừng tim do suy hô hấp, thiếu cấp máu. Ngay khi tiến hành cấp cứu cơ bản, việc ngừng ép tim chỉ dùng cho thông khí. Dừng ép tim sẽ làm áp lực tưới máu mạch vành về O và ép tim sẽ đòi hỏi trước khi trở tưới máu mạch vành đầy đủ Dù không có bằng chứng thí nghiệm bất kỳ tỉ lệ nào ở trẻ nhưng các nhà lâm sàng qua các thí nghiệm và thống kê cho tỉ lệ 15:2 là phù hợp.
Các mức nhân viên cứu hộ
Những người chứng kiến thường không muốn thực hiện cấp cứu cơ bản vì họ sợ làm sai và vì lo lắng khi phải tiến hành hồi sức miệng - miệng với người lạ. Khi sử dụng người cứu hộ trực tiếp, tỉ lệ ép tim/thông khí 30/2 được khuyên dùng ở cả người lớn và trẻ em.Khi có một nhân viên y tế cũng có thể tiến hành với tỉ lệ lên 30 lần ép 2 lần thổi ngạt cho trẻ em, nếu họ gặp khó khăn khi chuyển từ ép tim sang thổi ngạt. Trong trường hợp người cấp cứu không thể tiến hành hô hấp nhân tạo miệng miệng họ phải tiến hành ép tim
4.3. CẤP CỨU CƠ BẢN VÀ NGUY CƠ NHIỄM TRÙNG
Có ít thông báo về bệnh truyền nhiễm do thổi ngạt miệng – miệng. Vấn đề đáng quan tâm ở trẻ em là nhiễm não mô cầu. Những người cấp cứu các bệnh nhân này nên sử dụng kháng sinh dự phòng (thường dùng rifampicin hoặc ciprofloxacin). Lao có thể lây truyền trong quá trình thực hiện CPR vì vậy nên phòng ngừa đầy đủ khi nghi ngờ.
Không có thông báo nào về lây truyền viêm gan B hoặc HIV qua thông khí miệng – miệng. Lây truyền qua đường máu là đường lây truyền chủ yếu của loại virus này. Vì thế, khi cấp cứu những trường hợp không do chấn thương thì nguy cơ này được bỏ qua. Nước bọt, đờm rãi, mồ hôi, nước mắt, nước tiểu và chất nôn là những dịch có nguy cơ thấp. Tuy vậy, cần thận trọng khi tiếp xúc với các chất như máu, dịch tiết âm đạo, dịch não tuỷ, dịch màng phổi, dịch màng bụng và dịch ối. Cần thận trọng với cả những dịch có thể chứa máu. Các trang bị giúp tránh tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân (như mask cấp cứu) có thể làm giảm nguy cơ. Gạc hoặc các vật liệu có lỗ đặt trên miệng nạn nhân thường không có hiệu quả trong trường hợp này.
Số trẻ bị AIDS hoặc nhiễm HIV ở Úc và New Zealand là ít hơn so với người lớn. Nếu mà lây truyền HIV xảy ra trong những nước đó chủ yếu là do người cấp cứu truyền bệnh cho trẻ chứ ít khi theo hướng ngược lại.
Ở những nước mà tỉ lệ HIV cao hơn thì nguy cơ của người cấp cứu cũng cao hơn. Ở Nam phi trong số trẻ nhập viện có 25-40% có dương tính với HIV nhưng tỉ lệ này là thấp hơn ở những ca chấn thương. Ở vùng Caribbean tỉ lệ nhiễm HIV đứng thứ hai chỉ sau sub-Saharan Africa. Nhưng điều này có thể đã thay đổi do ở các nước nghèo cũng đã sử dụng thuốc kháng virus trong điều trị HIV
Mặc dù búp bê dùng để thực hành chưa có biểu hiện là nguồn lây nhiễm, vệ sinh thường xuyên vẫn phải được tiến hành theo chỉ dẫn của Nhà sản xuất. Tỷ lệ nhiễm khuẩn khác nhau tuỳ theo từng nước nên người cấp cứu phải nhận thức được nguy cơ lây nhiễm ở địa phương mình. (Còn nữa)
Bình luận của bạn