Những loại thực phẩm có thể “quật ngã” thận mà bạn nên tránh xa

Sỏi thận là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy thận

Thực phẩm giàu acid malic: Ngăn ngừa sỏi thận, chống lão hóa sớm

10 biện pháp tự nhiên giúp đánh tan sỏi thận, sỏi tiết niệu

Sau phẫu thuật sỏi thận, nên ăn uống thế nào?

Những loại thực phẩm nào tốt cho người bị sỏi thận?

Những thực phẩm gây sỏi, oxalat đứng hàng đầu

Sỏi thận hình thành do sự tích tụ calci oxalat, do đó, ăn các thức ăn giàu oxalat với số lượng lớn có thể tăng nguy cơ bị sỏi thận. Oxalat trong nước tiểu kết hợp với calci sẽ dễ dàng hình thành sỏi.

Dưới đây là danh sách thực phẩm bạn nên tránh hoặc ăn với số lượng vừa đủ để không “tiếp tay” cho sỏi oxalat ghé thăm:

- Cải bó xôi (Rau bina): Rau bina chứa một lượng vừa phải oxalate hòa tan và không hòa tan. Theo một nghiên cứu đăng trên Mayoclinic, khi rau bina đông lạnh được nướng, không có cách nào để oxalate hòa tan được lọc ra, từ đó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

- Họ nhà củ cải: Một số họ nhà củ cải như củ cải đường, củ cải xanh, bột củ cải đường… có hàm lượng oxalate cao. Do đó, những người có xu hướng phát triển sỏi thận hoặc sỏi mật nên giảm thiểu việc bổ sung những loại thực phẩm vào chế độ ăn hàng ngày.

- Khoai lang: Khoai lang được xem là một loại củ “lành” tốt cho hệ tiêu hóa, là nguồn beta-carotene dồi dào và nhiều chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều lại có thể dẫn đến hậu quả ngược lại. Khi cơ thể không kịp tiêu hóa hết, các acid và protein trong khoai sẽ tích tụ trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng, khó tiêu, thậm chí bị sỏi thận.

- Đậu phộng: Đậu phộng chứa hàm lượng cao oxalate. 100gr lạc rang cung cấp khoảng 187mg oxalate và các nghiên cứu đã cho thấy rằng đậu phộng có thể gây ra sỏi thận.

- Quả khế: Trong khế chứa nhiều acid hữu cơ khác nhau, trong đó acid oxalic chiếm tới 50 – 60%. Acid oxalic bị nghi ngờ là tạo ra chất kết tủa oxalate calci, gây sỏi thận. Những người bị sỏi thận không nên ăn khế quá nhiều, vì với hàm lượng cao oxalic như thế, sỏi thận dễ tái phát.

- Bột cacao: Cacao và các sản phẩm chế biến từ cacao có xu hướng có hàm lượng oxalat cao, do đó những người bị sỏi thận nên hạn chế sử dụng thực phẩm này.

- Hạnh nhân: Loại hạt này được xếp vào những thực phẩm chứa nhiều oxalat nhất, điều này ngăn cơ thể bạn hấp thu calci và làm cho calci tích tụ trong thận. 

Thực phẩm gây sỏi acid uric

Sự tăng nồng độ uric trong máu, ngoài việc lắng đọng ở các tổ chức sụn, túi nhầy, da cơ... thì nồng độ uric tại thận cũng tăng cao. Lắng đọng uric tại thận là nguyên nhân chính gây nên sỏi uric, hay gặp ở bệnh nhân gout (hệ quả của rối loạn chuyển hóa acid nucleic). 

Một số loại thực phẩm có thể gây sỏi uric như thịt đỏ, động vật có vỏ, lòng heo, lòng bò,... 

Thực phẩm tăng nguy cơ mắc sỏi cystin

Sỏi hình thành do cystin bị đào thải nhiều qua thận nhưng ít hòa tan nên dễ đọng lại. Sỏi này thường do bẩm sinh rối loạn vận chuyển tái hấp thu cystin ở ống thận và niêm mạc ruột. Loại sỏi thận này tương đối ít gặp ở nước ta.

Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều các thực phẩm như khoai tây chiên, súp đóng hộp, thịt chế biến sẵn... có thể đang mời sỏi thận "ghé thăm" bạn. 

Lê Tuyết H+ ( Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu