Không phải cứ sốt là truyền dịch!

Để tránh không xảy ra tai biến, người bệnh tuyệt đối không tự ý truyền dịch, đặc biệt là tại gia đình.

Tự ý truyền dịch: Coi chừng mất mạng!

Lợi và hại của truyền dịch

Mang họa vì tự ý truyền dịch, uống thuốc bổ

Tử vong sau khi truyền dịch tại tiệm thuốc tây

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Bệnh viện đã phải cấp cứu nhiều trường hợp bệnh nhi gặp tai biến do cha mẹ tự truyền dịch để hạ sốt do... sốt ruột. Trong khi, ngay cả khi sốt cao, mất nước, mà vẫn ăn uống được thì truyền dịch không tốt hơn là mấy so với việc bù nước qua đường uống. "Việc truyền cho trẻ một chai Gglucose 5% chỉ tương đương với việc cho trẻ uống dung dịch với tỉ lệ 5g đường/100 ml nước lọc, tức là bằng gần một thìa cà phê đường. Hay truyền một chai dung dịch muối 0,9% cũng chỉ như... uống một bát canh nhạt", PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết. "Chỉ nên truyền dịch khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, đi ngoài mất nước như những bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp… hoặc trong trường hợp người bệnh không thể ăn, uống được. Những bệnh nhẹ không nên truyền dịch, nhất là với trẻ em", bác sỹ Dũng khuyến cáo. Cũng theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, cần lưu ý các nhóm dịch truyền sau:

Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng bao gồm dung dịch glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin chỉ nên được truyền cho những đối tượng phẫu thuật, suy dinh dưỡng, không ăn được bằng đường miệng, không tiêu hóa được thức ăn…

Nhóm cung cấp nước, các chất điện giải như dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%... dùng trong trường hợp mất nước, mất máu khi bị tiêu chảy, bỏng, ói mửa, ngộ độc.

Nhóm đặc biệt như dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử... chỉ dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn cùng với các chất điện giải, các chất dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa, gây các hiện tượng phù ở tim, thận… Kỹ thuật truyền dịch khá đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng thì dễ xảy ra những tai biến sốc phản vệ do tốc độ truyền quá nhanh, cơ địa bệnh nhân dị ứng với thành phần trong dịch truyền. Thậm chí, có thể lây nhiễm bệnh mạn tính như viêm gan, HIV.
PGS. TS Nguyễn Hữu Đức (Đại học Y Dược TP HCM)
Thiên Bình H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ