Các bác sỹ đang tiến hành nội soi gắp kim diệt tủy răng ra khỏi đường tiêu hóa cho bệnh nhi - Ảnh: Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Phẫu thuật nội soi hoàn toàn điều trị ung thư đại trực tràng di căn gan
BV Hữu nghị Việt Đức: Thực hiện ca nội soi tái tạo khớp cổ tay lần đầu tiên tại Việt Nam
Bệnh viện Bạch Mai: Gắp thành công dị vật hiếm gặp trong đường thở của bệnh nhân
Cách phòng ngừa và xử trí tai nạn hóc dị vật ở trẻ em
Theo lời kể của mẹ bệnh nhi, trước đó bệnh nhi được gia đình cho đi khám và diệt tủy răng ở một cơ sở y tế của huyện. Trong quá trình diệt tủy răng, do bệnh nhi hiếu động nên kim diệt tủy đã bị rơi vào đường tiêu hóa và được chụp X-Quang ổ bụng, thấy có dị vật cản quang, gia đình đã đưa bệnh nhi đến Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên khám và điều trị.
Tại khoa Nội soi, bệnh nhi đã được gây mê và nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng, kíp nội soi phát hiện thấy kim diệt tuỷ răng nằm dưới khúc III tá tràng. Ngay lập tức, kíp nội soi đã tiến hành can thiệp gắp dị vật ra khỏi tá tràng của bệnh nhi thành công.
Bác sỹ Nguyễn Hoàng Hà, thành viên kíp nội soi cho biết, quá trình nội soi, gắp bỏ chiếc kim ra khỏi tá tràng của bệnh nhi hết sức khó khăn do chiếc kim đã mắc trong ruột khá lâu và sâu. Hơn nữa, do đây là vật sắc nhọn nên nếu không thực hiện cẩn thận có thể gây thủng ruột, nguy hiểm.
Sau khi chiếc kim được gắp bỏ ra khỏi cơ thể, bệnh nhi sức khỏe ổn định, bụng mềm, không chướng, không nôn. Đây là trường hợp hy hữu về người bệnh là trẻ em không may nuốt phải dị vật sắc nhọn vào cơ thể.
Để giúp trẻ an toàn trong quá trình điều trị răng, hạn chế trẻ nuốt phải dị vật trong quá trình khám răng, diệt tủy, cha mẹ và nha sĩ cần phối hợp thực hiện các biện pháp sau:
- Trước khi khám răng, cần giải thích cho trẻ hiểu về tầm quan trọng của việc khám răng và diệt tủy răng, đồng thời hướng dẫn trẻ cách ho hoặc khạc ra dị vật nếu có. Ngoài ra, phụ huynh có thể mang theo đồ chơi hoặc vật dụng yêu thích của trẻ để giúp trẻ bình tĩnh và thoải mái trong quá trình khám.
- Trong quá trình khám răng, nha sĩ có thể sử dụng dụng cụ chuyên dụng cho trẻ em, có kích thước phù hợp và hạn chế nguy cơ gây tổn thương. Sử dụng dụng cụ hút nước bọt để loại bỏ nước bọt dư thừa, giúp trẻ dễ nuốt và giảm nguy cơ sặc. Đặc biệt, nha sĩ và phụ huynh cần tạo sự thoải mái cho trẻ, trò chuyện và giải thích các bước thực hiện để trẻ hợp tác.
- Sau khi khám răng, cần kiểm tra kỹ lượng dụng cụ và khu vực xung quanh để đảm bảo không có dị vật nào bị bỏ sót. Quan sát trẻ trong vài giờ sau khi khám để phát hiện các dấu hiệu bất thường như sặc, khó thở, ho.
Ngoài ra, phụ huynh nên chọn nha sĩ có kinh nghiệm khám và điều trị cho trẻ em, có thể hỏi trước nha sĩ về các biện pháp phòng ngừa dị vật trước khi bắt đầu. Với sự phối hợp chặt chẽ giữa cha mẹ và nha sĩ, nguy cơ trẻ nuốt phải dị vật trong quá trình khám răng, diệt tủy răng có thể được giảm thiểu tối đa.
Bình luận của bạn