Đa số các trẻ mắc bệnh ho gà là do chưa đến tuổi tiêm vaccine hoặc chưa tiêm vaccine
Làm thế nào để biết trẻ bị bệnh ho gà?
Bố mẹ chẩn đoán nhầm, trẻ ốm nặng vì ho gà
Phụ nữ mang thai có nên tiêm phòng ho gà?
Gắp con đỉa dài 7 cm sống trong đường thở gần 2 tháng
Dịch ho gà bùng phát ở Cao Bằng
Từ ngày 22/7 đến 11/8, ngành y tế khám gần 170 người có biểu hiện viêm đường hô hấp tại 3 xóm Cà Đổng, Cà Mèng và Cà Pẻn A thuộc xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng. Các bác sỹ ghi nhận 49 bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng điển hình với bệnh ho gà. Trong đó, nhiều nhất là xóm Cà Đổng có 34 người. Kết quả xét nghiệm từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Hà Nội) có 4 mẫu dương tính với ho gà trong số 18 mẫu bệnh phẩm.
Các trường hợp bị ho gà trên có các biểu hiện như ho rũ rượi, mắt đỏ. Một số trường hợp đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Lâm.
Trẻ bị ho gà thường ho rũ rượi
Theo nhận định từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), mặc dù dịch bệnh ho gà đã được khống chế nhưng đây không phải là bệnh chưa được thanh toán hoặc loại trừ trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Vì vậy, nguy cơ có thể có những ổ dịch nếu không làm tốt công tác phòng ngừa như duy trì tiêm vaccine đạt tỷ lệ cao (đặc biệt vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ...), không thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
Bệnh ho gà nguy hiểm thế nào?
Vi khuẩn ho gà khi vào đường hô hấp sẽ bám vào các nhung mao của cơ quan này, sinh sản và giải phóng ra độc tố, làm tổn thương nhung mao, gây viêm và hoại tử. Các tổ chức hoại tử giải phóng ra chất histamine gây kích thích cực độ đường hô hấp dẫn đến xuất hiện những cơ ho dữ dội, kéo dài và không tự kiềm chế được. Đây là một loại ho rất đặc trưng của bệnh ho gà, bởi vì sau khi đã điều trị tiêu diệt hết vi khuẩn ho gà bằng kháng sinh đặc trị, triệu chứng ho vẫn còn dai dẳng trong một thời gian dài do chất histamine vẫn tồn tại trong máu của trẻ bị bệnh.
Ho gà có thể lây qua đường hô hấp
Vi khuẩn ho gà vào cơ thể khoảng 2 tuần thì người bệnh bắt đầu sốt, ho, hắt hơi, hơi thở ra và vi khuẩn được bắn ra từ đây, người lành hít phải không khí có chứa vi khuẩn sẽ mắc bệnh nếu chưa có kháng thể chống lại chúng. Đặc biệt, trong các giọt nước bọt nhỏ li ti của người bệnh có vô số vi khuẩn ho gà. Nhiều trẻ sơ sinh bị ho gà do lây bệnh từ người trong một gia đình (anh chị em, bố mẹ hoặc người giúp việc) Một số trường hợp (ngay cả người lớn) mặc dù đã được tiêm phòng nhưng vẫn có thể mắc bệnh ho gà tuy thể bệnh nhẹ hơn (có thể do lượng kháng thể sinh ra sau tiêm chủng đã bắt đầu giảm) và ít có biến chứng hơn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh ho gà
Ho gà diễn biến qua 3 giai đoạn:
- Xuất tiết: Kéo dài 1 - 2 tuần với triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên không rõ ràng như chảy mũi, ho nhẹ (phần nhiều là ho về đêm).
- Toàn phát: 1 - 2 tuần kế tiếp, các cháu bắt đầu ho nhiều, ho dài rồi tiến triển thành từng cơn ho sặc sụa. Những cơn ho này khiến trẻ mất sức, thể trạng mệt mỏi, biếng ăn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
Tiêm vaccine các tốt nhất để phòng ho gà
- Hồi phục: Trong giai đoạn này, các cơn ho của trẻ ngắn lại, số cơn ho giảm.
Trong thời gian đầu mắc bệnh, triệu chứng ho gà rất giống với chứng bệnh cảm thông thường nên nhiều người có tâm lý chủ quan, tự mua thuốc về chữa. Đến khi thấy bệnh nặng thì mới vào viện trong tình trạng nguy kịch vì suy hô hấp.
Hiện nay, tiêm vaccine là cách phòng bệnh ho gà hiệu quả nhất. Đối với phụ nữ mang thai, tiêm phòng đầy đủ giúp bảo vệ thai nhi ngay từ thời kỳ bào thai. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gia đình cần chú ý cho trẻ tiêm đầy đủ 3 mũi vaccine 5 trong 1 trong một để phòng bệnh này. Ngoài ra, cần tránh cho bé tiếp xúc với những người nghi mắc bệnh.
Bình luận của bạn