Trẻ em cần được tiêm đầy đủ vaccine để phòng bệnh ho gà
Làm thế nào để biết trẻ bị bệnh ho gà?
Ho gà gây tử vong nếu không được điều trị sớm
Phụ nữ mang thai có nên tiêm phòng ho gà?
Cứu sống hai em bé ho gà biến chứng nặng
Nhiều trẻ nhập viện vì ho gà
Từ đầu năm đến nay, tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận một số ca mắc bệnh ho gà phải nhập viện điều trị. Hiện tại bệnh viện vẫn đang có bệnh nhân được điều trị với tình trạng biến chứng viêm phổi nguy kịch, đe dọa tính mạng.
Theo BS Đỗ Thiện Hải – Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương: “Trước đây, ho gà vốn là bệnh ít gặp và lâu không xuất hiện lại bởi đã được bảo vệ bằng vaccine. Nhưng mấy năm trở lại đây, ho gà đang trở lại. Từ đầu năm đến nay tại khoa lúc nào cũng có vài ba ca ho gà nằm điều trị, trong đó một số trường hợp nặng, đe dọa tử vong. Trước đó, trong năm 2015 bệnh viện tiếp nhận khoảng 300 ca mắc ho gà, trong đó nhiều trẻ có biến chứng viêm phổi với thời gian điều trị trung bình từ 10 – 15 ngày rất vất vả, khó khăn”.
Ho gà dễ nhầm với cảm cúm, cảm lạnh
Theo TS Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng Viện Dịch tễ Trung ương: “Do biểu hiện của bệnh ho gà giống với triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh đường hô hấp thông thường khác nên thực tế số lượng bệnh nhân ho gà có thể cao hơn so với ghi nhận được”.
Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là dới 2 tuổi. Bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp khi tiếp xức với người mắc bệnh.
Các triệu chứng sớm của bệnh ho gà có thể kéo dài trong 1 – 2 tuần và thường bao gồm:
– Chảy nước mũi
– Sốt nhẹ (thường nhẹ trong suốt quá trình bệnh)
– Ho nhẹ
– Ngừng thở (thường gặp ở trẻ sơ sinh)
Trong thời kỳ đầu biểu hiên của bệnh ho gà giống cảm cúm, cảm lạnh
Ho gà ở giai đoạn đầu dường như không có gì nhiều hơn so với cảm lạnh thông thường nên nhiều gia đình có tâm lý chủ quan tự mua thuốc về chữa. Đến khi thấy trẻ ho nặng, bị tím tái mới đưa vào viện thì đã trong tình trạng nguy kịch vì suy hô hấp.
Cần đi tiêm chủng đúng lịch
Theo PGS.TS Lê Thanh Hải – Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương: “Điểm chung của trẻ mắc bệnh ho gà năm nay đa phần là trẻ chưa được tiêm phòng. Ngoài ra, có một số trẻ do tiêm chủng chưa đầy đủ số mũi nên cũng mắc bệnh”.
Tiêm vaccine là cách phòng bệnh ho gà hiệu quả nhất. Trẻ em cần được tiêm đầy đủ 3 mũi vaccine 5 trong 1 phòng bệnh ho gà theo đúng độ tuổi. Ngoài ra, để phòng các bệnh hô hấp cho trẻ, nên tránh cho trẻ tiếp xúc với những đối tượng nghi ngờ mắc bệnh. Khi chăm sóc, tiếp xúc với trẻ, người lớn cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng nguy cơ lây truyền bệnh.
Cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng theo đúng lịch: Tiêm mũi một khi 2 tháng tuổi, mũi hai khi 3 tháng và mũi 3 khi 4 tháng tuổi. Tiêm mũi thứ 4 nhắc lại khi 18 tháng tuổi. Với phụ nữ chuẩn bị mang thai, nên tư vấn để xem xét khả năng tiêm phòng với những bệnh có thể bảo vệ chủ động bằng vaccine để khi sinh con trẻ được truyền kháng thể từ mẹ, bảo vệ trẻ trong thời gian chờ đến tuổi tiêm chủng.
Ngoài việc tiêm chủng vaccine, cha mẹ có thể chủ động phòng ngừa ho gà cho trẻ bằng những cách sau:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày (bao gồm cả nước lọc, sữa, nước canh, nước hoa quả…), ăn đủ 4 nhóm chất thiết yếu (bột, béo, đạm, xơ).
- Tăng sức đề kháng cho con từ thảo dược hoặc thực phẩm chức năng có thành phần: ImmuneGamma, Bướm bạc, Mào gà trắng, Kha tử, lá Hà thủ ô đỏ, Cam thảo bắc… để bé luôn khỏe mạnh. Lưu ý, khi sử dụng thực phẩm chức năng cho bé cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sỹ, chuyên gia...
Cha mẹ có thể tham khảo thực phẩm chức năng để tăng cường sức đề kháng cho con:
Bình luận của bạn