- Chuyên đề:
- Phòng tránh virus Zika
Vi khuẩn tự nhiên Wolbachia có khả năng làm giảm số lượng virus Zika trong cơ thể muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn)
Thêm 1 người nước ngoài nhiễm virus Zika sau khi trở về từ Việt Nam
Trường hợp tử vong đầu tiên tại Mỹ do virus Zika
Thai phụ nhiễm virus Zika ở TP.HCM đã bỏ thai
Việt Nam đã hết dịch do virus Zika?
Theo đó, kết quả nghiên cứu nói trên được đăng tải trên tạp chí khoa học Cell Host & Microbe vào ngày 5/5. Đây là nghiên cứu đầu tiên được đăng trên một tạp chí khoa học về hiệu quả của vi khuẩn Wolbachia đối với virus Zika của các nghiên cứu viên thuộc Quỹ Oswaldo Cruz (Fiocruz) của Brazil.
Tiến sỹ Luciano Moreira - Trưởng nhóm thực hiện Dự án Loại trừ Sốt xuất huyết tại Brazil đồng thời là một trong những tác giả chính của bài báo khoa học này, cho biết: Trong một thời gian dài, các nhà khoa học đã biết rằng vi khuẩn Wolbachia có khả năng ức chế sự lan truyền của các virus do muỗi truyền và đã sử dụng muỗi mang vi khuẩn Wolbachia ở nhiều nước như là một biện pháp tự nhiên để phòng, chống sốt xuất huyết dengue.
“Virus Zika và virus dengue cùng thuộc một họ, do đó, khi dịch Zika bùng phát tại Brazil, chúng tôi xuất hiện ý tưởng kiểm nghiệm khả năng ức chế virus Zika của muỗi mang vi khuẩn Wolbachia”.
Nhóm nghiên cứu của Tiến sỹ Moreira đã gây nhiễm hai chủng virus Zika được phân lập gần đây ở Brazil cho muỗi bắt từ thực địa (không mang Wolbachia) và muỗi mang Wolbachia ở Brazil. Kết quả cho thấy có sự giảm đáng kể số lượng virus Zika trong nước bọt của muỗi muỗi mang Wolbachia, chứng tỏ Wolbachia có nhiều tiềm năng trong việc ngăn chặn sự lan truyền của virus Zika ở thực địa.
Chương trình Loại trừ Sốt xuất huyết đã bắt đầu thí điểm phương pháp sử dụng muỗi vằn mang Wolbachia từ năm 2011 và hiện nay đã thả muỗi này ở Brazil, Colombia, Việt Nam, Indonesia và Australia nhằm mục đích ngăn chặn sự lan truyền của bệnh sốt xuất huyết dengue.
Trước đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia sử dụng tại đảo Trí Nguyên (TP Nha Trang, Khánh Hòa) trong khuôn khổ dự án “Hướng tới loại trừ SXH tại Việt Nam” (một dự án thành phần của Chương trình “Loại trừ SXH” toàn cầu do Đại học Monash của Australia chủ trì) có nguồn gốc từ đảo Trí Nguyên, có khả năng khống chế sự phát triển của virus Dengue trong chủng muỗi này, an toàn với con người và thân thiện với môi trường.
Tại thực địa đảo Trí Nguyên, nơi đã được ứng dụng thả muỗi mang tác nhân sinh học Wolbachia từ tháng 5/2014 đến tháng 11/2014, kết quả bước đầu cho thấy không có dịch SXH trên đảo Trí Nguyên kể từ năm 2014 cho tới nay, trong khi đó năm 2015 là năm tại TP Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa có dịch SXH lớn.
Bình luận của bạn